Theo QĐ493 chia nợ thành 5 nhóm so với 4 nhóm QĐ488 là thật sự không cần thiết, bởi vì ở QĐ493 xuất hiện nợ nhóm 2 với những khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ ( hay còn gọi là nợ đã được gia hạn ) có mức trích lập dự phòng là 5%. Số tiền trích lập không cao, nếu áp dụng công thức, nên nó không làm tăng dự phòng cụ thể của Ngân hàng. Tuy nhiên, nó lại tạo ra điểm xấu vì các khoản nợ gia hạn được xem là nợ quá hạn. Ở Ngân hàng Đệ Nhất khi thực hiện phân loại nhóm nợ theo QĐ493 ngay từ Q2/2005 đã gây tỷ lệ nợ quá hạn là trên 30%, phần lớn nợ quá hạn do kỹ thuật phân loại nợ mới. Thực tế nợ này vẫn đảm bảo khả năng trả nợ và có chất lượng tốt, quan hệ vay uy tín nhưng vì thủ tục cho vay mới phải thực hiện qua nhiều công đoạn: xét duyệt, công chứng, đăng ký thế chấp … mất thời gian, do vậy giải pháp gia hạn nợ để KH có thời gia
trả nợ là biện pháp rất tốt lại ít tốn thời gian mà ngân hàng đã lựa chọn. Tuy nhiên gặp QĐ493 thì vướng.
Theo tác giả việc phân định nhóm nợ gồm 4 loại theo QĐ488 là rất thực tế, khoảng cách của các nợ quá hạn gồm 0- 180, 181 – 360, trên 360 là phù hợp thời gian đánh giá khả năng trả nợ. Trong phân loại nợ của QĐ493 thì nợ quá hạn có khoảng cách khá ngắn 0-90, 90-180 … là chưa đủ thời gian để đánh giá mức độ suy giảm khả năng trả nợ và ép đẩy lên nhóm nợ cao hơn để tăng mức trích lập là chưa cần thiết đối hoàn cảnh nội tại của một món nơ.