Qui mô hoạt động

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 26)

Cùng thành lập và đi vào hoạt động theo tiến trình sắp xếp lại hệ thống Quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng thời kỳ 1990, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất khai trương hoạt động cùng thời gian với các Ngân hàng Á Châu, Sài Gòn Thương tín, Phát Triển Nhà, Quế Đô… Do hoạt động của hệ thống Ngân hàng

TMCP thời kỳ đầu gặp khá nhiều khó khăn nên Ngân hàng Đệ Nhất cũng không tránh khỏi điều đó, kết quả là hoạt động kinh doanh có qui mô không tăng trưởng và sức ỳ kéo dài qua nhiều năm.

Đáng chú ý nhất là các năm 1996 đến 2000, hoạt động kinh doanh gần như bế tắc với kết quả lỗ liên tục, nợ quá hạn và nợ đọng chiếm hơn 70% dư nợ. Tình hình trên buộc NHNN TPHCM phải lập đoàn kiểm soát đặc biệt để giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh, nhằm tránh cho ngân hàng bị phá sản. Ngân hàng hoạt động co cụm, qui mô không tăng và giảm liên tục trong các năm đó. Chỉ sau thời kỳ đổi mới và tăng vốn từ năm 2001, Ngân hàng Đệ Nhất mới có mức tăng trưởng và ổn định trở lại. So với hệ thống Ngân hàng TMCP hoạt động cùng thời kỳ, qui mô kinh doanh hiện nay của Ngân hàng Đệ Nhất nằm ở nhóm cuối cùng các Ngân hàng Gia Định, Tân Việt … và cách nhóm đầu gồm các Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Á Châu, Đông Á … một khoảng cách tụt hậu trên 5 năm cả về công nghệ, trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh.

Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hoạt động Ngân hàng Đệ Nhất sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Để cải thiện hình ảnh Ngân hàng, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2006, Hội đồng quản trị đã xây dựng chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010. Theo đó ngoài tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng cũng chú ý đến phát triển dịch vụ bán lẻ, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, mở rộng địa bàn kinh doanh, kết nối các dịch vụ ngân hàng hiện đại... Quyết tâm đó được cụ thể hoá bằng cam kết của nhà đầu tư, cổ đông mới khi tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng vào 3/2006, dự kiến lên 300 tỷ đồng vào 12/2006 và tăng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007.

2.2.2 KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT . 2.2.2.1 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

Vơi qui mô hoạt động kinh doanh ở mức tương đối, nên đối tượng khách hàng mà Ngân hàng Đệ Nhất cho vay chỉ tập trung ở các thành phần sau :

- Cá nhân và hộ gia đình - Các đối tượng khác.

Các đối tượng này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân, hộ cá thể tư nhân, một số ít khách hàng là đối tượng có vốn liên doanh nước ngoài, các thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã thì hoàn toàn không có. Bảng sau cho thấy số liệu hoạt động các năm 1997 – 2005

Bảng 2.1: Dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng Đệ Nhất 1997-2006

Đơn vị tính : triệu đồng Thành phần kinh tế DNNN và hợp tác xã Cty TNHH và DNTN Hộ KD, tư nhân Các đối tượng khác Cộng 1997 - 15.305 56.284 27.568 99.157 1998 - 17.243 62.431 27.013 106.687 1999 18.862 61.266 26.875 107.003 2000 14.873 58.769 26.519 100.161 2001 22.365 81.317 26.260 129.942 2002 42.345 165.114 21.095 228.554 2003 89.234 203.166 10.659 303.059 2004 139.477 292.933 0 432.410 2005 147.220 334.416 0 481.736 30/09/2006 160.429 350.641 0 511.070

Nguồn: báo cáo tổng hợp tín dụng hàng năm NHĐN .

Cơ cấu nợ phân theo loại hình kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng loại hình Công ty TNHH, cổ phần cả về số tương số lẫn số tuyệt đối, năm 2005 nhóm này chiếm tỷ lệ 30,6% tổng dư nợ, 9 tháng năm 2006 là 160.429 triệu đồng, tỷ trọng 31,3%. Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã trong tổng dư nợ trong các năm qua gần như là không có, điều này cho thấy đối tượng quốc doanh không phải là nhóm KH mà Ngân hàng quan tâm. Tỷ trọng cho vay khu vực tư nhân cá thể, hộ kinh doanh ngày càng tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối, năm2005 dư nợ nhóm KH này là 334.416 triệu đồng, tỷ trọng 69,4% tổng dư nợ, 9 tháng năm 2006 là 350.641

triệu đồng, tỷ lệ 68,6%. Các năm đầu Ngân hàng chưa tập trung cho vay số lượng lớn, chỉ cho vay nhỏ lẻ đối với cá nhân nên tăng dư nợ không nhanh. Sau năm 2001 cùng với sự thành công của Luật Doanh nghiệp, Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay vốn, thời gian ân hạn và nhất là giảm bớt nhiều thủ tục phiền hà đã thu hút nhiều KH loại này, kết quả từ tỷ trọng 6,6% so với tổng dư nợ năm 1997 đã tăng lên 31,3% vào tháng 9 năm 2006. Chiến lược kinh doanh đến năm 2010, ngân hàng đặt mục tiêu đưa tỷ trọng nhóm đối tượng khách hàng này lên 50% trên tổng dư nợ làm cơ sở để cho vay các doanh nghiệp lớn.

Một nhóm đối tượng KH khác trong bảng số liệu trên phản ánh mức dư nợ năm 1997 là 27.568 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28% so với tổng dư nợ nhưng sau đó giảm dần qua các năm cả số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt các năm 2003 và 2004 giảm mạnh dư nợ khoảng 10 tỷ đồng/năm để đến cuối năm 2004 thì dư nợ nhóm đối tượng KH này = 0.

Nguyên nhân nào Ngân hàng phải xóa bỏ nhóm đối tượng này? Câu trả lời do nhóm đối tượng này là thành phần cá nhân vay tiền của Ngân hàng để mua hàng trả góp gồm: kim khí điện máy và xe gắn máy tại các công ty mà ngân hàng có tham gia tài trợ. Theo đó chỉ cần người mua hàng trả trước số tiền khoảng 30% giá trị hàng mua, ký hợp đồng vay tiền ngân hàng là được nhận hàng đồng thời hàng tháng trả góp số tiền vay cho ngân hàng.

Đây là một ý tưởng kinh doanh mới ở thời điểm năm 1995 – 1996 khi ngân hàng triển khai thực hiện chương trình này nhằm nâng cao đời sống của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, chương trình này sớm thất bại vì nó không mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời toàn bộ dư nợ cho vay qua năm 1997 trở về sau đã trở thành nợ quá hạn và nợ khó đòi vì các đối tượng cho vay này có nguồn gốc không rõ ràng, đa số là người nghèo bị cò mồi dụ dỗ vay tiền, cửa hàng cấu kết với KH lấy tiền của ngân hàng. Điều đó buộc ngân hàng phải mất

nhiều công sức và tiền của để xử lý khoản nợ khó đòi này, năm 2003 - 2004 dư nợ nhóm đối tượng này giảm nhanh và = 0 không phải bằng biện pháp thu nợ trực tiếp mà phần lớn nhờ vào trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phần này sẽ trình bày chi tiết ở phần sau luận văn.

Giai đoạn 2001-2006, là giai đoạn có nhiều thay đổi trong hoạt động của NH với hàng loạt các qui định mới ra đời đã tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ hơn cho các NHTM kinh doanh. Vì vậy, dư nợ trong các năm 1997 – 2001 tăng chậm và không đáng kể do nhiều nguyên nhân, các năm 2002 – 2003 có tốc độ tăng khá nhanh và nóng hơn 100 tỷ đồng/năm, các năm kế dư nợ có tăng nhưng mức độ đã chậm lại và ổn định đến 09/2006 đạt dư nợ 511.070 triệu đồng. Bảng 2.1 cho thấy các giai đoạn tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng có nhiều bước thăng trầm và không đều, có nhiều vấn đề cần xem xét.

Tại sao dư nợ của Ngân hàng lại tăng trưởng như trên, ta hãy xem xét chúng trong mối quan hệ với vốn điều lệ và tổng tài sản

Bảng 2.2: Dư nợ, vốn điều lệ, tổng tài sản giai đoạn 1997-2006

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 30/09/2 006 Dư nợ 99.157 106.687 107.003 100.161 129.942 228.554 303.059 432.410 481.736 511.070 Vốn điều lệ 30.000 38.500 48.585 70.000 120.000 100.582 98.162 98.162 98.162 150.000 Tổng tài sản 178.982 216.442 152.223 148.086 221.775 276.080 367.331 521.635 599.056 677.724

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán.

Thành phần dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và đóng góp rất nhiều vào lợi nhuận, khoảng 60% - 95%. Tổng tài sản biến đổi hàng năm nhưng chỉ tăng mạnh từ năm 2003 đến nay. Bảng 2.2 không cho thấy tầm ảnh hưởng nào của vốn điều lệ đến mức tăng trưởng của dư nợ vì vốn này không tăng mà còn biến động giảm từ năm 2001 ( do Ngân hàng đã cấn trừ các khoản lỗ trong kinh doanh còn tồn trọng trước đây). Vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản và dư nợ biến động cùng chiều, tức dư nợ không bị ảnh hưởng của

vốn điều lệ mà phụ thuộc vào mức tăng của vốn huy động, điều đó đòi hỏi Ngân hàng cần quan tâm khi phát triển nguồn vốn để đáp ứng cho vay.

Năm 2005, trong tổng tài sản, thì dư nợ chiếm đến 80% là khá cao và nóng, đến 30/09/2006 thì tỷ lệ này có giảm xuống còn 75,4%, điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro vì toàn bộ hoạt động của Ngân hàng tập trung vào tín dụng là điều không tốt trong tình hình hiện nay. Biểu đồ phân tích quan hệ dư nợ – vốn diều lệ – tổng tài sản sẽ cho thấy chi tiết hơn.

Biểu đồ 2.1 : Quan hệ tổng tài sản - dư nợ giai đoạn 1997-2006

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 9/30/20 06 Dư nợ Tổng tài sản

Biểu đồ cho thấy đường biểu diễn dư nợ luôn theo sát đường tổng tài sản, mức độ tăng giảm theo tổng tài sản. Như vậy tầm ảnh hưởng của dư nợ đối với tổng tài sản rất lớn, khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tổng tài sản cũng biến động theo, có thể thấy rõ ở các năm 1999 -2000.

Xem xét dư nợ được tài trợ cho các thành phần kinh tế theo trạng thái tiền tệ thì toàn bộ dư nợ của ngân hàng đều là tiền VNĐ, ngoài ra không có loại tiền tệ nào khác. Điều này cho thấy mức độ đa dạng hoá trong kinh doanh tiền tệ chưa được mở rộng, Ngân hàng chưa quan tâm trong phát triển cho vay ngoại tệ và các loại tiền tệ khác. Đây là vấn đề mà ngân hàng cần xem xét lại, đặc biệt là ngoài USD cũng còn nhiều loại ngoại tệ và tiền tệ khác mà ngân hàng cần mở rộng thêm khi cánh cửa gia nhập WTO đã có để không bị lạc hậu.

2.2.2.2 Dư nợ phân theo cơ cấu nợ :

2.2.2.2.1 Theo kỳ hạn nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 2001-2006

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06 Dư nợ ngắn hạn - Trong đó nợ góp khó đòi 84.231 11.096 143.322 7.134 241.563 1.307 371.651 0 406.961 0 422.246 0

Dư nợ trung và dài hạn - Trong đó nợ góp khó đòi 32.554 15.164 79.612 13.691 56.305 9.352 59.757 0 74.775 0 88.424 0 Nợ tồn đọng chờ xử lý 13.157 5.620 5.191 1.002 0 400 Tổng dư nợ 129.942 228.554 303.059 432.410 481.736 511.070

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán.

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ TDH Nợ tồn đọng

Với những số liệu ở bảng 2.3 và qua minh họa ở biểu đồ 2.2, đã thể hiện rõ dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các hoạt động cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng trong tổng dư nợ cho thấy được sự ổn định trong dư nợ. Có được kết quả đó là do những năm gần đây NHĐN có tham gia cho vay dự án, hợp vốn, cho vay đầu tư mua nhà đất và tài trợ xây dựng và một phần cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Bảng 2.3 phản ánh nợ tồn đọng của Ngân hàng giảm đáng kể, kết quả có được là do Ban điều hành Ngân hàng bắt đầu thực hiện đề án tái cấu trúc nợ lại vào năm 2001. Nội dung quan trọng của đề án là xử lý nợ tồn đọng và nợ góp khó đòi bằng cách vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng dự phòng rủi ro, khai thác và bán tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, giãn nợ... Tổng nợ xử lý được đến 30/12/2005 đạt 29.982 triệu đồng, đạt 100% tổng số nợ tồn đọng theo đề án. Số nợ tồn đọng còn lại là 0 đồng.

2.2.2.2.1 Theo nợ quá hạn:

Bảng 2.4 : Nợ quá hạn giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06 Tổng nợ quá hạn 39.776 26.749 15.850 1.712 17.807 41.830 Trong đó : - Nợ góp khó đòi 26.260 21.095 10.659 0 0 0 - Nợ tồn đọng chờ xử lý ( hoặc nợ nhóm 5) 13.157 5.619 5.191 1.002 792 400 - Nợ quá hạn khác 359 35 0 710 17.015 41.429 Tổng dư nợ 129.942 228.554 303.059 432.410 481.736 511.070

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán.

Theo bảng 2.4, nợ quáhạn năm 2001 là 39.776 triệu đồng chiếm tỷ lệ 30,6% tổng dư nợ, một con số đáng lo ngại, do vậy Ban lãnh đạo ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay năm 2003 – 2004 để tăng dư nợ và làm nhỏ số tương đối của nợ quá hạn. Kết quả đã kéo giảm tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ xuống, năm 2003 ở mức 5,23% và 0,4% của năm 2004.

Tuy nhiên năm 2005 nợ quá hạn đạt 17.807 triệu đồng, tỷ trọng 3,7%. Đây là những khoản nợ quá hạn mới phát sinh có nguyên nhân do KH làm ăn thua lỗ, kinh doanh khó khăn … và đặc biệt do cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 (sẽ được phân tích ở phần sau), hầu hết nợ quá hạn trên đều có tài sản đảm bảo.

Đến 30/09/2006 thì nợ quá hạn tăng vọt đến 8,18% với số tiền 41.830 triệu đồng, đáng chú ý là do ảnh hưởng từ QĐ493 nên Ban lãnh đạo Ngân hàng

đã không xem xét gia hạn nợ cho KH, khi bị nợ quá hạn NH lại áp dụng biện pháp xử lý làm KH thêm khó khăn và nợ quá hạn tăng cao. Thực tế đến 30/09/2006, chỉ có khoản nợ 400 triệu đồng thuộc nợ nhóm 5, các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ là 8.191 triệu đồng. Còn lại 33.238 triệu đồng thuộc nhóm 2 là nợ cần chú ý với đa số nợ có đủ khả năng thu hồi, chỉ bị quá hạn ngắn ngày và KH đều có thiện chí trả nợ.

So với nợ qúa hạn và nợ xấu tại các NHTMVN ở bảng 2.5 sau thì con số nợ quá hạn tại Ngân hàng Đệ Nhất ở các năm qua chưa phải là cao.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTMVN giai đoạn 1998 – 2004

Đơn vị tính: tỷ đồng Nhóm ngân hàng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 % Dư nợ NHTMNN 11,43 8,83 7,62 5,13 2,90 364.137 NHTMCP 21,67 15,48 10,43 6,44 3,80 56.113 NHLD&NN 1,29 0,62 0,55 0,15 0,13 44.551 Toàn hệ thống 13,1 13,7 10,09 8,52 7,23 4,86 2,88 464.801

Nguồn: NHNN Việt Nam – theo tạp chí Ngân hàng số 07/2006 và 03/2005.

Bảng trên cho thấy từ 1998 - 2004 tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống NHTMVN có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cao hơn mức nợ quá hạn của Ngân hàng Đệ Nhất cùng thời kỳ. Tuy nhiên nợ quá hạn năm 2005 - 2006 tăng cao đã phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất đã có nhiều điểm bất hợp lý cần phải điều chỉnh thêm như: hình thức, thời hạn cho vay, qui định cơ cấu lại

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 26)