Tính đến 30/09/2006, tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Đệ Nhất là 511 tỷ đồng, trong đó gần như 100% nợ là có tài sản thế chấp, cầm cố; không có nợ tín chấp, nợ có tài sản thế chấp hình thành trong quá trình vay vốn. Xét trên góc độ an toàn về tài sản đảm bảo thì mức độ rủi ro của tín dụng là tương đối, vì 100% nợ đều có nguồn thu thứ 2 từ tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, đó là nhận định chủ quan, để xem xét mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất,
chúng ta không nên nhìn riêng khía cạnh tài sản đảm bảo mà cần so sánh thêm các chỉ tiêu đánh giá khác với các Ngân hàng TMCP tiêu biểu và hệ thống các NHTM theo loại hình sở hữu để có cái nhìn tổng quát hơn qua số liệu sau:
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động của các TCTD VN và Ngân hàng Đệ Nhất
Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu NHTMCP Đệ Nhất NH TMCP Á Châu NH TMCP Đông Á NHTMNN * NHTMCP * LD * NHNNg và Năm 2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 30/9/05 2004 30/9/05 2004 30/9/05 Vốn điều lệ 98 98 481 948 300 500 20.438 21.833 6.054 8.160 8.271 8.478 Tổng tài sản có 521 599 15.419 24.272 6.444 8.515 556.478 586.948 101.472 135.247 79.379 95.433 Vốn huy động,vay 405 507 13.040 19.984 4.679 6.513 425.816 497.707 86.502 115.078 64.155 77.727 Tổng dư nợ 431 481 6.698 9.381 4.562 5.960 364.137 404.852 56.113 74.061 44.155 55.698 LN trước thuế 0 20 282 391 140 100 3.111 6.727 1.267 1.589 843 1.066 Cổ tức % 0 0 36,7 28 19,4 20
Nguồn: Báo cáo tài chính của NH Đệ Nhất, ACB(www.acb.com.vn), Đông Á
(www.eab.com.vn); * Theo tạp chí ngân hàng, số 05 – 03/2006
Bảng số liệu cho thấy là tổng dư nợ, tổng tài sản, vốn huy động, lợi nhuận của NHĐN so với các Ngân hàng Á Châu và Đông Á vẫn còn thấp. Nếu so sánh các chỉ tiêu với mức trung bình của từng hệ thống Ngân hàng thì qui mô kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất khá nhỏ.
Trong điều kiện cho vay thận trọng hiện nay, dư nợ tăng chậm, các ngân hàng TMCP chuộng huy động vốn để bán buôn vốn cho các Ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vào các loại giấy tờ có giá… Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá xét trên góc độ quản trị tài sản NỢ, đó là khi cần NHTM đem giao dịch trên thị trường mở NHNN để đáp ứng thanh khoản, cải thiện tình trạng vốn khả dụng của mình. Nếu xem xét các danh mục đầu tư trong tài sản CÓ thì số liệu năm 2004 – 2005 cho thấy thực trạng các NHTM giảm tỷ trọng dư nợ cho vay và tăng tỷ trọng đầu tư vào các kênh khác.
Ngân hàng TMCP Á Châu, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 24.272 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 9.381 tỷ đồng chiếm 38,6%; tỷ lệ này của năm 2004 là 43,4%. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 8.515 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 5.960 tỷ đồng chiếm 69,9%; tỷ lệ này của năm 2004 là 70,8%. Còn Ngân hàng TMCP Đệ Nhất lại có tổng dư nợ chiếm đến hơn 80% giá trị tổng tài sản năm 2005 và năm 2004 là 82,7%; bình quân dư nợ/tổng tài sản của toàn khối ngân hàng TMCP, TMNN, NHNNg-LD là khoảng 50% - 70% tổng tài sản. Tỷ trọng dư nợ cao cho thấy NHĐN tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi hoạt động này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tổng tài sản.
Về lợi nhuận, NHĐN cũng đạt khá thấp so với các Ngân hàng khác, điển hình như Ngân hàng Á Châu là đơn vị có có bước nhảy vọt về lợi nhuận. Trong lợi nhuận, tỷ trọng thu lãi vay của NH Á Châu chiếm 87,9% trong năm 2005 còn NHĐN là 93%. Trong xu hướng hội nhập, chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng TMCP chuyển hướng từ thu về tín dụng sang dịch vụ ngân hàng. Thực trạng kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất chưa thay đổi kịp cũng hàm chứa một mức độ rủi ro so với các Ngân hàng khác. Do phải khắc phục lỗ, 2 năm vừa qua Ngân hàng Đệ Nhất chưa chia cổ tức, trong khi các ngân hàng khác có cổ tức trên 15% lợi nhuận, làm nản lòng nhà đầu tư góp vốn.
Trong khi các Ngân hàng TMCP và hệ thống Ngân hàng TM đang chạy đua tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Đệ Nhất qua 2 năm vốn vẫn không tăng, mạng lưới kinh doanh vẫn chỉ tập trung tại TP.HCM, vốn cho vay chủ yếu là vốn huy động và đi vay, như vậy một khi nguồn vốn bị thiếu hụt thì khả năng xảy ra rủi ro cho hoạt động tín dụng là khá cao.
Số liệu phân tích cho thấy mức độ và hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất hàm chứa rủi ro khá lớn. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng, Ban lãnh đạo cũng rất quan tâm đến công tác trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.