Báo Sài gòn tiếp thị.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 94 - 96)

+ Thị trường truyền thống

Giữ vững thị trường truyền thống là một giải pháp rất hữu ích cho công việc ký kết được các hợp đồng lớn và có tính chất lâu dài như thị trường Nga… đã được nghiên cứu ở phần thực trạng cho thấy đây vẫn là một thị trường rất tiềm năng, với cơ sở là Tổng công ty đã xuất sang Nga đạt kim ngạch lớn nhất trong những năm đầu giai đoạn 2004 – 2008 do đó đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa sang thị trường Nga là một giải pháp thị trường cho Tổng công ty trong những năm sau cổ phần hóa.

+ Thị trường mới

Đối với thị trường mới phải nghiên cứu từ khái quát tới chi tiết.

Nghiên cứu khái quát thị trường: thực chất là việc nghiên cứu vĩ mô, Tổng công ty phải nghiên cứu của chính phủ nước nhập khẩu về loại sản phẩm này. Xem xét tại thị trường đã có những doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh, thị phần của họ là bao nhiêu, giá cả và sản phẩm của họ như thế nào, có những ưu điểm gì hơn kém chúng ta, chính sách cung ứng sản phẩm…xem xét xem Tổng công ty có khả năng cung ứng được bao nhiêu cho thị trường này. Tìm được chênh lệch giá bán và giá thành, ước tính chí phí vận chuyển, thuế…để xác định khối lượng dứa cần thu mua để sản xuất cho xuất khẩu. Tổng công ty cũng cần xác định được thị phần của mình trên thị trường thế giới, trên một thị trường nhất định nào đó, so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài khác để làm mục tiêu tăng thị phần lên.

Nghiên cứu chi tiết thị trường: tổng công ty phải nghiên cứu đối tượng khách hàng, cơ cấu thị trường, chính sách mua bán của doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu thị trường chi tiết phải trả lời được các câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng? Mua ở đâu? Mua để làm gì? Đối thủ cạnh tranh là ai?

Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng để nhanh chóng thỏa mãn các yêu cầu đó. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thực hiện tốt phương châm: Chú trọng thị trường lớn nhưng không bỏ thị trường nhỏ. Nghiên cứu thị phần mà Tổng công ty đạt được và thị phần của đối thủ

cạnh tranh, so sánh về chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm và các dịch vụ kèm theo để kịp thời đổi mới, sửa đổi nhằm thu hút khách hàng về phía mình.

Đề có thể chiếm lĩnh được thị trường mới Tổng công ty còn phải tìm hiểu các thông tin về thị trường, tổng công ty có thể thông qua trung tâm thương mại quốc tế, tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc (UNCTAD)14, tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), các hiệp hội quốc tế…Bên cạnh đó cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thương mại, Sở thương mại và các cơ quan khác như Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp, Ngân hàng, Tổng cục thống kê, Văn phòng đại sứ quán các nước... Thông qua các mối quan hệ này sẽ có các thông tin hữu ích cho công tác nghiên cứu thị trường. Thậm chí, Tổng công ty có thể sẵn sàng mua các thông tin chính xác và có giá trị qua các trung gian khác để đảm bảo công tác nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, những thông tin này không thật sự nhanh nhạy, cập nhật lắm nên Tổng công ty có thể cử cán bộ sang những thị trường mà Tổng công ty đang tìm cách xâm nhập để nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác nhất để kết hợp với các thông tin trên.

Công tác xúc tiến thương mại cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay vì môi trường cạnh tranh về mặt hàng dứa của Tổng công ty đang rất gay gắt. Để củng cố thị trường đã có, mở rộng thêm các thị trường mới, Tổng công ty cụ thể là phòng xúc tiến thương mại phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đưa ra chiến lược xúc tiến thương mại thích hợp: trước mắt là chọn mặt hàng dứa là thế mạnh như dứa hộp, tăng cường quảng bá tại các thị trường có tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đồng thời thông qua hiện hội rau quả Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoặc tổ chức xúc tiến thương mại các nước tại Việt Nam để phối hợp, giới thiệu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên của tổng xuất khẩu thâm nhập thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w