CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 1. Một số quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu rau quả
+ Kinh doanh rau quả xuất khẩu cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy thị trường làm một trong những căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Quán triệt quan điểm này cần làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xác định được thị trường trọng điểm, ổn định những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ đó quay trở lại định hướng quy hoạch sản xuất, xây dựng các vùng rau quả chuyên doanh xuất khẩu, gắn với công nghệ sau thu hoạch.
+ Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên có sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.
Quán triệt quan điểm này cần phân tích và tìm ra những sản phẩm rau quả có lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh tìm ra những sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho các công đoạn của quá trình kinh doanh rau quả thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Quan điểm này đòi hỏi quá trình sản xuất – chế biến – tổ chức xuất khẩu rau quả cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (ví dụ trong lĩnh vực tạo giống tốt), đồng thời đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến rau quả, bảo quản rau quả theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các loại rau quả xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới.
+ Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất khẩu rau quả nếu đủ điều kiện. Quán triệt quan điểm này nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế.
+ Thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần có sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành có liên quan.
Kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả đòi hỏi phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người kinh doanh. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Những quan điểm nêu trên là những định hướng chính cho việc để xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả