1. Giới thiệu tổng công ty rau quả, nông sản Thông tin chung về Tổng công ty
1.2.1. Tình hình tài chính
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty rau quả, nông sản
Đơn vị: Tỷ đồng
2004 2005 2006 2007 2008
Tổng doanh thu 3658,52 3548,76 3616,20 4257,99 4563,05
Tổng chi phí 3530,80 3419,15 3495,49 4063,50 4277,87
Lợi nhuận trước thuế 119,62 129,61 120,71 194,49 285,18 Thu nhập bình quân
(tr.đồng/năm/người) 12,42 14,04 17,05 20,80 25,00
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
Qua bảng trên chúng ta thấy: trong 5 năm liên tiếp từ năm 2004 – 2008 Tổng công ty kinh doanh có hiệu quả thể hiện ở mức tăng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng được cải thiện.
* Về tổng doanh thu
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản.
Doanh thu năm 2005 là 3548,76 tỷ đồng bằng 97% so với năm 2004
Doanh thu năm 2006 là 3616,20 tỷ đồng bằng 101,92% và tăng 67,44 tỷ đồng so với năm 2005
Doanh thu năm 2007 là 4257,99 tỷ đồng bằng 117,75% và tăng 641,79 tỷ đồng so với năm 2006
Doanh thu năm 2008 là 4563,05 tỷ đồng bằng 107,16% và tăng 305,06 tỷ đồng so với năm 2007
Mặc dù có nhiều biến động về khí hậu, kinh tế, tuy nhiên trong những năm gần đây 2006, 2007, 2008 với mức tăng của doanh thu như vậy càng cho thấy mặt thuận lợi của việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Những năm 2007, 2008 Tổng công ty đã dần ổn định với mô hình đó kèm theo sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, và thuận lợi khi nhiều đơn vị thành viên chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
* Về lợi nhuận trước thuế
Trong các năm 2004 – 2005 lợi nhuận trước thuế có tăng nhưng ở mức thấp chỉ gần 10 tỷ đồng. Năm 2006 còn giảm khoảng 8,9 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2007 và 2008 có tốc độ tăng tương đối cao, thể hiện ở độ dốc của đường lợi nhuận như trên biểu đồ 2.2. Năm 2007 tăng 73,78 tỷ đồng (tăng 61%) tăng
khoảng 1,6 lần so với năm 2006. Đến năm 2008 mức tăng còn cao hơn cụ thể tăng 90,69 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2007.
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của các đơn vị của tổng công ty rau quả nông sản giai đoạn năm 2004 – 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản. 1.2.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của TCT
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty rau quả nông sản giai đoạn 2004 -2008 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị (tr.USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XNK 149,8 100 127,3 100 137.3 100 155,7 100 150,3 100 KNXK 82,1 54,8 76 59,7 75,3 54,8 92,1 59,2 100,1 66,5 KNNK 67,7 45,2 51,3 40,3 62 45,2 63,6 40,8 50,2 33,5
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
Qua bảng 2.2 cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu không ổn định, năm tăng năm giảm. Năm 2005 chỉ bằng 93% so với năm 2004. Năm 2006, thị trường xuất khẩu có nhiều khó khăn với nhiều biến động do đó kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ
khoảng 8%. Đến năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 113% năm 2006. Và năm 2008 đạt 150,3 triệu USD, bằng 97% cùng kỳ năm 2007.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các năm 2004 -2008
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản.
Biểu đồ thể hiện rõ được rằng % kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty chiếm tỷ trọng cao hơn so với kim ngạch nhập khẩu, từ năm 2006 đến năm 2008 có xu hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu trong cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính trong hoạt động kinh doanh của tổng công ty.
Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu của tổng công ty giai đoạn 2004 – 2008. Đơn vị: Khối lượng (KL): ng.tấn
Giá trị (GT): tr.USD
2004 2005 2006 2007 2008
KL GT KL GT KL GT KL GT KL GT
Tổng
KNXK 87,68 82,08 65,48 76,70 56,35 75,34 65,28 92,09 55,45 100,14
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - TCT rau quả nông sản.
Đơn vị: nghìn tấn
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ nhận thấy, khối lượng xuất khẩu có những biến động tăng và giảm. Năm 2005 giảm 25,3% về khối lượng so với năm 2004, và giảm 6,55% về giá trị. Năm 2006 tiếp tục giảm 13,94% về lượng và giảm 1,77% về giá trị xuất khẩu so với năm 2005. Năm 2007 tình hình có khả quan hơn khi tăng khoảng 15,85% khối lượng, và 22,23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Nhưng mức tăng này ko được duy trì vì chỉ ngay năm 2008 khối lượng xuất khẩu đã giảm 15,06% so với năm 2007.
Nguyên nhân chung của những biến động trên là do:
+ Trong giai đoạn 2004–2008 Tổng công ty liên tục chuyển đổi mô hình hoạt động. Tuy nhiên công tác sắp xếp quản lý, tổ chức còn chậm cho nên ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty.
+ Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2007 là một dấu mốc quan trọng nhưng Tổng công ty cũng đối mặt với những quy định ngặt nghèo của các nước nhập khẩu hàng hóa.
+ Một trong những rủi ro lớn nhất đối với kinh tế thế giới là giá dầu tăng cao và đứng ở mức cao trong thời gian dài, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng
toàn cầu, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải thắt chặt hầu bao, từ đó làm chậm lại hoạt động kinh tế.
Tiếp theo, nghiên cứu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty nhằm đưa ra xuất phát điểm để lập luận cho việc đẩy mạnh xuất khẩu dứa bắt nguồn từ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản.
Bảng 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty rau quả, nông sản giai đoạn 2004 -2008 Các mặt hàng XK chủ yếu 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị (tr.USD ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.USD ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.USD ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.USD ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.USD ) Cơ cấu (%) KNXK 80,9 100 76 100 75,3 100 92,1 100 100,1 100 Rau quả 17,59 21,42 19 25 21,18 28,13 25 27,14 23,8 23,77 Hàng nông sản 51,68 66,14 46 60,53 39,93 53,03 53,9 58,52 67,6 67,53 Hàng hóa khác 11,63 15,61 11 14,47 14,19 18,84 13,2 14,33 8,7 8,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
Biểu đồ 2.5: Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty rau quả, nông sản giai đoạn 2004 – 2008
Đơn vị : Triệu USD
Rau quả và hàng nông sản là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty. Đặc biệt, rau quả giai đoạn 2004 – 2007 năm sau luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Đến năm 2008 giá trị xuất khẩu mặt hàng này bị giảm.
Rau quả có tỷ trọng xuất khẩu ít hơn so với hàng nông sản tuy nhiên khi so sánh giữa năm 2004 và 2008 thì một dấu hiệu khả quan cho thấy, cơ cấu về mặt giá trị của rau quả trong nhóm hàng xuất khẩu có cao hơn so với năm 2004. Chứng tỏ, rau quả là mặt hàng mà tổng công ty có đầu tư phát triển, và những con số như trên là một dấu hiệu chứng minh cho sự đầu tư đó. Rau quả là một mặt hàng tiềm năng của tổng công ty, cũng là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hiện nay. Do đó cần nghiên cứu, phát triển đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới này.