2. Thực trạng xuất khẩu dứa của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
2.2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm dứa của tổng công ty sang một số thị trường giai đoạn 2004 –
giai đoạn 2004 – 2008
Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam đã quan tâm đến việc mở rộng và phát triển thị trường bằng việc tổ chức đoàn khảo sát các thị trường mới như Nam phi, Ai Cập, EU và Mỹ... Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội thị trường được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp. Mặc dù trong quá trình xuất khẩu có những bước thăng trầm. Song tổng công ty vấn luôn cố gắng để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và sản phẩm dứa không những có uy tín đối với thị trường truyền thống mà còn mở rộng sang các thị trường khác.
lượng (ng.tấn) (tr.USD) lượng (ng.tấn) (tr.USD) lượng (ng.tấn) (tr.USD) lượng (ng.tấn) (tr.USD) lượng (ng.tấn) (tr.USD) Tổng KNXK dứa 14,258 10,350 10,844 8,063 8,422 5,614 8,423 6,292 7,604 7,249 Mỹ 1,723 1,180 1,467 1,467 2,781 1,581 1,211 0,698 1,749 1,333
Liên Bang Nga 5,972 3,493 2,463 1,476 1,297 0,705 1,655 1,406 0,869 0,953
Hà Lan 0,264 0,906 0,984 0,911 1,044 0,821 1,739 1,599 0,263 0,327
Đức 0,788 0,636 2,168 1,077 1,025 0,657 1,336 0,771 1,344 1,034
Thụy Sĩ 0,426 0,410 0,148 0,122 0,268 0,234 0,406 0,366 1,251 1,501
Các thị trường
khác 5,085 3,725 3,614 3,01 2,007 1,616 2,076 1,452 2,128 2,101
diện nhập khẩu dứa lớn nhất của tổng công ty rau quả nông sản trong giai đoạn 2004 – 2008. Hầu hết ở các thị trường lượng dứa nhập khẩu từ tổng công ty đều không ổn định và có diễn biến như sau:
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dứa sang một số thị trường của tổng công ty giai đoạn 2004 – 2008
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản
Nhìn vào diễn biến của đồ thị đã thể hiện rõ hơn về sự tăng giảm của việc xuất khẩu dứa sang một số thị trường tiềm năng của tổng công ty. Trong đó dứa xuất khẩu sang thị trường Nga có mức giảm chóng mặt từ năm 2004 là 5,972 nghìn tấn đến năm 2008 chỉ còn 0,869 nghìn tấn và xu hướng trong giai đoạn 2004 – 2008 xuất khẩu sản phẩm dứa sang Nga cũng có những điểm lên xuống như kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty sang tất cả các thị trường. Năm 2008 cũng là năm mà sản lượng dứa nhập khẩu của Mỹ từ tổng công ty là lớn nhất với 1,749 nghìn tấn đạt 1,333 triệu USD.
Về cơ cấu thị trường và mức độ tăng giảm của kim ngạch xuất khẩu được chi tiết ở bảng 2.11
Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản
Dựa vào cơ cấu thị trường cho thấy Nga là một thị trường đã từng chiếm % lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu dứa của tổng công ty. Còn Mỹ hiện tại đang là thị trường giữ % lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu dứa của tổng công ty vì vậy tiếp theo ta sẽ sơ lược 2 thị trường tiêu biểu là Mỹ một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng và thị trường Nga - bạn hàng truyền thống của tổng công ty, một thị trường dễ tính. Để đưa ra giải pháp thị trường nên chọn thị trường nào đẩy mạnh xuất khẩu dứa, Nga – thị trường đã từng là lớn nhất giờ cần khôi phục hay Mỹ - thị trường đầy triển vọng.
2.2.3.1. Thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những nước sản xuất rau quả lớn nhất thế giới, nhưng hàng năm vẫn nhập một khối lượng lớn rau quả. Đặc biệt hiện nay, thị trường này được xem là thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất trong những năm gần đây, đem lại nhiều ngoại tệ cho tổng công ty trong việc xuất khẩu sản phẩm dứa. Điều đó được thể hiện ở khối lượng sản phẩm dứa xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng từ 12,08 % năm 2004 tăng lên 23,01% năm 2008. Tuy cơ cấu sản phẩm dứa có sự thay đổi ở các năm
2004 2005 2006 2007 2008 So sánh (%) 05/04 06/05 07/06 08/07 Tổng KNXK dứa 100 100 100 100 100 76,06 77,67 100,0 1 90,28 Mỹ 12,08 13,53 33,02 14,38 23,01 85,14 189,57 43,55 144,43 Nga 41,89 22,71 15,399 19,64 11,43 41,24 52,66 127,60 52,51 Hà Lan 1,85 9,08 13,39 20,64 3,47 372,73 106,1 166,57 15,12 Đức 5,52 19,99 12,17 15,86 17,67 275,13 47,28 130,34 100,60 Thụy Sĩ 2,99 1,37 3,19 5,53 16,44 34,74 181,08 151,49 308,12 Thị trường khác 35,66 33,33 23,831 23,95 27,995 71,07 55,53 103,44 102,50
năm 2007. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của tổng công ty đã đáp ứng được những điều kiện nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cạnh tranh với sản phẩm các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Philippin… là đối thủ mạnh trong xuất khẩu dứa.
Sản phẩm mà tổng công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng khá đa dạng. Vào năm 2006 khối lượng các mặt hàng dứa xuất khẩu như dứa hộp, dứa cô đặc, nước dứa gần tương đương, chỉ có sản phẩm dứa đông lạnh có thấp hơn. Như vậy, cho thấy tại thị trường Mỹ, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm cũng rất đa dạng. Họ có thể nhập những loại mặt hàng mà tổng công ty có. Nhưng điều này không duy trì được cho đến năm 2008, năm này sản phẩm xuất của tổng công ty tập trung vào dứa đồ hộp, với sản lượng tăng mạnh. Cao hơn hẳn so với những năm trước. Cụ thể là tăng 179,23% so với năm 2004, và so với năm 2007 đã tăng 102,52% về khối lượng. Đây là kết quả của việc tập trung vào một mặt hàng thế mạnh mà tổng công ty có thể làm tốt – dứa đồ hộp.
∗∗∗ 2004 2005 2006 2007 2008 2004 2005 2006 2007 2008 KL(tấn) CC(%) KL(tấn) CC(%) KL(tấn) CC(%) KL(tấn) CC(%) KL(tấn) CC(%) Tổng KNXK Dứa 1722,604 100 1467,150 100 2781,115 100 1211,138 100 1749,287 100 Dứa cô đặc 1009,58 58,61 661,35 45,08 870,20 31,29 214,2 17,69 - - Dứa đông lạnh 44,00 2,55 - - 180 6,47 - - 114,6 6,55 Dứa hộp 585,424 33,98 805,8 54,92 815,905 29,34 807,138 66,64 1634,687 93,45 Nước dứa tự nhiên 83,6 4,85 - - 915,01 32,90 189,8 15,67 - -
37,64% về khối lượng xuất khẩu so với năm 2004; năm 2006 chỉ tăng có 1.25% so với năm 2005; năm 2007 khối lượng xuất khẩu này chỉ bằng 98,92 % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 102,53% so với năm 2007 về mặt khối lượng xuất khẩu. Trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty vào năm 2008 dứa hộp chiếm những 93,45% về khối lượng xuất khẩu đem lại 1234,283 triệu USD về mặt giá trị xuất khẩu, cao hơn 788,485 triệu USD so với năm 2007.
Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là tốt khi sản phẩm dứa xuất khẩu bị mất hai loại sản phẩm là dứa cô đặc và nước dứa, còn dứa đông lạnh cũng không được ổn định khi giai đoạn năm 2004 – 2008 mất hai năm 2005 và 2007 là không có sản phẩm dứa đông lạnh xuất khẩu. Cụ thể năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng này thu được là 28,160 triệu USD, năm 2006 là 135,24 triệu USD và năm 2008 giá trị này chỉ còn 99,031 triệu USD.
Sự thất thường trong kim ngạch xuất khẩu dứa của Tổng công ty được lý giải bởi những nguyên nhân chung đã nêu ở trên về nguyên liệu, về công nghệ, về giá bán. Ngoài ra đến thị trường Mỹ các mặt hàng quả, nước quả đóng hộp nói chung và mặt hàng dứa nói riêng nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về phân biệt sản phẩm, chất lượng, và độ đầy. Những quy định hết sức chặt chẽ đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có kinh nghiệm và những phương pháp tiếp cận cập nhật thông tin về thị hiếu tiêu dùng, về tình hình giá cả, và những quy định về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường này. Cùng với đó, Tổng công ty còn gặp những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong xuất khẩu mặt hàng rau quả nhiệt đới này chính là Thái Lan, Philipin trên thị trường Mỹ.
Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu dứa sang Mỹ đang có đà tăng trưởng cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu nhờ có sự tham gia vào hội chợ triển lãm Miami Mỹ, đồng thời cử các đoàn tham quan học tập khảo sát thị trường. Bà Laurie Burns - chuyên gia marketing, Giám đốc Công ty The Asia pacific Connection nhận xét:
luôn thu hút đông đảo các khách hàng thương mại khắp nơi tham gia và họ là những người có nhu cầu” Do đó, Tổng công ty nên phát huy lợi thế mặt hàng dứa xuất khẩu từ những dịp giới thiệu sản phẩm này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dứa hơn nữa.
2.2.3.2. Thị trường Nga
Đây là một thị trường tương đối dễ tính, đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của tổng công ty từ những giai đoạn trước khi còn là Liên Xô và các nước Đông Âu. Mặc dù cơ cấu sản phẩm dứa xuất khẩu sang Nga chủ yếu là dứa đồ hộp và dứa đông lạnh, trong đó dứa đồ hộp chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của tổng công ty. Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2004 – 2008 khối lượng sản phẩm dứa xuất khẩu sang Nga đang giảm dần. Cụ thể: năm 2005 giảm 40,24% về sản lượng và 57,74% về mặt giá trị so với năm 2004. Năm 2006 giảm 47,34% về mặt lượng và 52,23% giá trị xuất khẩu so với năm 2005. Năm 2007 tăng 27,60% so với năm 2006 về mặt lượng và 99,43% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Đến năm 2008 lại giảm 47,49% về khối lượng và giảm 32,22% về mặt giá trị xuất khẩu so với năm 2007.
Một nguyên nhân của sự giảm sút này là do chính sách của nhà nước thời kỳ này: tập trung vào mở rộng và phát triển các thị trường mới, tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật… mà bỏ quên thị trường truyền thống như Nga.
(%) (%) (%) (%) (%)
Tổng KNXK Dứa 5972,071 100 2462,623 100 1296,953 100 1654,810 100 869,051 100
Dứa cô đặc 544,6 9,12 - - - -
Dứa đông lạnh 234,89 3,93 116,88 4,75 96,84 7,467 296,18 17,89 252,54 29,06
Dứa hộp 5192,581 86,95 2345,743 95,254 1200,113 92,53 1358,63 82,10 616,511 70,94
Biểu đồ 2.12: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dứa sang thị trường Liên Bang Nga theo sản lượng giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: tấn.
xuất khẩu của tổng công ty cũng có xu hướng giảm và năm 2008 giảm xuống chỉ còn 616,511 tấn, giảm 88,13% so với năm 2004, đây là một số giảm khá lớn.
Lý do được đưa ra của việc xuất khẩu sản phẩm dứa sang Nga không đa dạng sau khi nghiên cứu thị trường Nga là: khí hậu Nga khắc nghiệt mùa đông kéo dài trên 6 tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào dịp này các loại hoa quả chủ yếu trồng trong nhà kính, chi phí cao, chất lượng chưa hẳn đã tốt, hoặc rau quả tươi bảo quản trong các kho lạnh, kho mát từ vụ này sang vụ tiếp theo, với chi phí bảo quản lớn giá thành cao, hoặc chất lượng cũng kém đi. Vì vậy, việc tiêu dùng rau quả đóng hộp nhập khẩu từ các nước khác chính là sự lựa chọn thay thế cho hàng nội địa của người dân Nga. Điều này chứng minh cho sự nhập khẩu đồ hộp ở Nga chiếm % cao hơn các mặt hàng dứa khác.
Còn đối với thị trường đồ uống nước quả thì lại hoàn toàn do các nhà sản xuất Nga chiếm lĩnh – 95% các loại đồ uống và nước ép sản xuất trong nước.
Tổng công bắt đầu xuất khẩu dứa sang Nga năm 1972 và vẫn duy trì xuất khẩu sang thị trường này từ thời gian đó. Tuy nhiên, nếu cho rằng là bạn hàng lâu nămm cách tổ chức tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm dứa của tổng công ty không thay đổi, trong khi quy định về nhập khẩu hàng hóa của Nga vẫn thay đổi thì sẽ khó có thể lấy lại được “phong độ” nhưng những năm trước, ví dụ như năm 2004. Do đó, để tiếp tục tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dứa vào thị trường Liên bang Nga, tổng công ty cần phải có các hình thức tiếp cận mới, đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Và để làm được những gì mà tổng công ty đã từng làm là xuất khẩu dứa vào thị trường Nga với kim ngạch lớn nhất, thì cần những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dứa vào thị trường Nga.