Kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả nông sản

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 53 - 60)

2. Thực trạng xuất khẩu dứa của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

2.2. Kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả nông sản

Quá trình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1972 bắt đầu xuất khẩu vài trăm tấn dứa hộp sang Liên Xô cũ. Đến năm 1975 sản phẩm dứa xuất khẩu đã vượt lên trên 1000 tấn. Thời kỳ 1986 - 1990 là thời kỳ phát triển cao nhất, mỗi năm sản xuất và xuất khẩu trên 20.000 tấn sang Liên Xô và một số nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) thuộc khối Đông Âu.

Từ năm 1991 do biến động chính trị của khối XHCN đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sản phẩm chế biến của Tổng công ty, trong đó có sản phẩm dứa. Chuyển sang cơ chế thị trường, do phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía, thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới hiệu quả kinh doanh chưa cao cho nên trong giai đoạn 1991 – 1995 xuất khẩu của Tổng công ty chỉ đạt khoảng 10.000 tấn dứa các loại sang thị trường này.

Do đó, vượt qua những khó khăn và nỗ lực hết mình để hòa nhập vào cơ chế thị trường, Tổng công ty đã rút ra được bài học từ sản xuất kinh doanh, không ngừng củng cố và nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường thế giới.

Cho đến nay, việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng dứa chế biến đã được phục hồi, tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và Bộ NN & PTNT, cùng những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty nên việc sản xuất kinh doanh dần dần khôi phục được kim ngạch xuất khẩu Dứa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty.

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả nông sản giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn

Giá trị: tr.USD

2004 2005 2006 2007 2008

Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị

Tổng KNXK 87,682 82,077 65,480 76,704 56,349 75,341 65,281 92,092 55,446 100,137

Sản lượng dứa xuất khẩu của tổng công ty ở tình trạng “lúc nắng, lúc mưa”, lên xuống thất thường. Cụ thể, năm 2004 sản lượng dứa là 14,257 ngàn tấn nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 10,84 ngàn tấn (giảm 23,94% so với năm 2004). Đến năm 2006 tụt xuống 8,422 ngàn tấn (giảm 22,33% so với năm 2005). Năm 2007 lại tăng lên với tỷ lệ rất ít ỏi 0,0115%; năm 2008 lại giảm 9,73% so với cùng kỳ năm 2007.

Nguyên nhân của sự những thay đổi trên là do:

Thứ nhất, hầu hết vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Có thể nói đây là hội chứng nhà máy to, vùng nguyên liệu nhỏ diễn ra suốt các năm từ 2004 đến 2008. Bên cạnh đó, giữa nhà máy và vùng nguyên liệu lại không gắn kết, các nhà máy lâm vào tình trạng đói nguyên liệu.

Hộp 1: Một số nhà máy hoạt động chưa hết công suất thuộc các đơn vị thành viên của tổng công ty rau quả, nông sản

Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) có 4 dây chuyền sản xuất với công suất chế biến nước dứa cô đặc là 5.000 tấn, nước quả tự nhiên 1.500 tấn, đông lạnh IQF 1.500 tấn và dứa hộp 10.000 tấn sản phẩm/năm. Hàng năm, diện tích trồng dứa của Công ty lên tới 3.350ha, trong đó có 1.630ha dứa kinh doanh, sản lượng 36.000 - 38.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng trên cũng chỉ đủ cho dây chuyền sản xuất dứa đồ hộp. Nếu chạy đủ công suất, Công ty sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Một trường hợp khác là Công ty Thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang. Mặc dù tọa lạc giữa vùng nguyên liệu rộng lớn 9.000ha dứa, song, nhà máy vẫn hoạt động cầm chừng vì đây là vùng cung cấp dứa cho các nhà máy chế biến tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, vùng sản xuất dứa chủ lực của Kiên Giang thường bị lũ lụt nên việc canh tác không ổn định. Bản thân công ty này cũng có một nông trường rộng tới 2.800ha, song, chỉ trồng được 540ha, cho 700 tấn quả/vụ, đáp ứng gần 20% nhu cầu nguyên liệu.

Nguồn: Vinanet.com.vn

+ Do quy hoạch chưa sát nên một số vùng nguyên liệu thiếu diện tích và đất phù hợp cho cây dứa phát triển. Ngoài ra, những khó khăn do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dứa còn chậm, nhiều diện tích không được đầu tư chăm sóc đầy đủ nên năng suất thấp. Nhiều diện tích trồng mới dứa chậm, không đạt so với kế hoạch.

+ Giá thu mua dứa nguyên liệu chưa tăng tương xứng với chi phí tăng trong sản xuất nến chưa hấp dẫn người trồng dứa.

+ Điều kiện tự nhiên cũng là một nguyên nhân khiến nhiều diện tích dứa bị phá hủy, bên cạnh đó còn có cả sâu bệnh phá hoại dứa chủ yếu là bệnh thối nõn.

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu dứa giảm ở năm 2005 và 2006 là do mục tiêu của Tổng công ty là đấy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả chế biến như dưa chuột, vải để trở thành mặt hàng chủ lực, vì vậy, công tác xúc tiến xuất khẩu dứa bị chậm lại. Thêm vào đó, mặc dù được bộ phê duyệt việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình công ty mẹ - con từ tháng 9 năm 2005 nhưng mãi đến năm 2007 mới hoàn chỉnh bộ máy quản lý, phân bổ nhân lực, và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình công ty mẹ - công ty con. Do vậy năm 2006 kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung và xuất khẩu dứa nói riêng giảm, và năm 2007 tăng lên chút ít. Mặt khác tháng 11/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vì vậy nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của tổng công ty. Bằng chứng cho khó khăn đó chính là sản lượng dứa xuất khẩu năm 2008 giảm 9,73% so với cùng kỳ năm 2007, tuy nhiên về mặt giá trị, lại có diễn biến tăng là do những biến động về tỷ giá, chính sách giá của mỗi quốc gia.

Thứ ba, thị trường rau quả thế giới luôn biến động, khó dự báo, ngoài ra còn có rất nhiều quy định về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe ở thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên nếu xét về mặt giá trị, trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đều tăng như đã được thể hiện ở bảng số liệu 2.6. Việc so sánh kim ngạch xuất khẩu từng quý của hai năm 2007, 2008 sẽ giúp sâu sát hơn diễn biến mùa vụ sản xuất dứa xuất khẩu trong

năm, từ đó sẽ đưa ra được giải pháp nên tập trung xuất khẩu vào thời gian nào để đem lại hiệu quả cao khắc phục được một phần nào một trong những nguyên nhân trên làm giảm kim ngạch dứa xuất khẩu của tổng công ty.

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu dứa của 4 quý năm 2007, 2008

Đơn vị: USD

Năm 2007 Năm 2008

Giá trị (USD) Cơ cấu (%) Giá trị (USD) Cơ cấu (%)

Cả năm 6.292.305,70 100 7.249.106,70 100

Quý I 948.529,15 15,07 1.387.499,16 19,14

Quý II 1.830.658,40 29,09 2.390.019,22 32,97

Quý III 773.517,20 12,29 995.162,22 13,73

Quý IV 2.739.600,95 43,54 2.476.426,10 34,16

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – tổng công ty rau quả nông sản

Quý 2 và quý 4 năm 2007, 2008 luôn có giá trị cao trong 4 quý, 2 quý này cũng là mùa vụ thu hoạch và sản xuất chính của dứa đặc biệt là quý 4.

Quý I và quý II luôn có diễn biến tăng, và quý II giữ được mức tăng trưởng cao hơn so với quý I lý do đơn giản vì đây là thời gian thu hoạch dứa chính vụ của vùng nguyên liệu của tổng công ty, mặc dù trong năm thời tiết có nhiều biến đổi bất thường như rét đậm sau đó lại có lũ lụt, hạn hán. Tương tự quý 3 và quý 4.

Do đó, vào mùa vụ nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất vẫn đảm bảo từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu. Ngoài ra cũng còn có nhiều yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu như: giá, tỷ giá đồng ngoại tệ/VND, chính sách nhập khẩu của các nước thay đổi như thế nào, nhưng về cơ bản, nguyên liệu cho sản xuất

và sau đó cho xuất khẩu nếu tình hình ổn định, nguyên liệu đáp ứng được đầy đủ kim ngạch vẫn được duy trì.

Dựa vào đặc điểm này mà nên tập trung sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vào những thời gian như quý 2, quý 4. Tuy nhiên, tốt nhất các vùng nguyên liệu phải quan tâm đến việc trồng rải vụ để đảm bảo nhà máy có nguyên liệu thường xuyên và kim ngạch xuất khẩu được ổn định.

Tiếp tục nghiên cứu một số mặt hàng rau quả chính xuất khẩu của tổng công ty nhằm có cái nhìn xác thực hơn về mặt hàng dứa và một lần nữa khẳng định dứa là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của tổng công ty và điều đó được thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng 2.7: Giá trị một số mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty

giai đoạn 2006 – 2008 2006 2007 2008 So sánh Giá trị (tr.USD) Cơ cấu (%) Giá trị (USD) Cơ cấu (%) Giá trị (USD) Cơ cấu (%) 07/06 (%) 08/07 (%) Rau quả 21,19 100 24,79 100 23,8 100 16,98 -4,00 Dứa 5,614 26,49 6,292 25,38 7,249 30,46 12,08 15,21 Vải 0,989 4,67 1,445 5,83 1,392 5,85 46,11 -3,81 Gấc 0,621 2,93 0,478 1,93 0,407 1,71 - 23,03 -14,85 Cà chua 0,612 2,89 0,448 1,81 0,602 2,53 - 26,80 34,38 Dưa chuột 5,398 25,47 5,912 23,85 5,055 21,24 9,52 -14,50

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – TCT rau quả, nông sản.

Qua bảng số liệu trên cho thấy dứa luôn chiếm % lớn trong mặt hàng rau quả của tổng công ty.

Cụ thể năm 2006 chiếm 26,49% trong khi mặt hàng dưa chuột cũng là một sản phẩm chính của tổng công ty nhưng cũng chỉ chiếm 25,47%; năm 2007 chiếm 25,38%; và giá trị xuất khẩu dứa đem lại được là khả quan khi

năm 2007 là 6,292 tr.USD tăng 1,12 lần so với năm 2006 (5,614 tr.USD); năm 2008 kết quả này tiếp tục tăng gấp 1,15 lần so với cùng kỳ năm 2007. Do đó, giá trị mang lại này đã tạo đà để đẩy mạnh xuất khẩu dứa.

Với nhiều khó khăn, sản lượng dứa xuất khẩu tăng giảm thất thường, nhưng đang trong đà tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dứa từ năm 2006 – 2008 là động lực thúc đẩy Tổng công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu dứa trên nền tảng năng lực đã có sẵn. Bên cạnh đó tổng công ty cũng đã nghiên cứu và tìm những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại để làm cả sản lượng và giá trị sản phẩm dứa tăng tương xứng nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w