hiệu quả dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
2.2.1.3. Về thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển ngành rau quả nói chung, dứa nói riêng. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thị trường là nhân tố quyết định đối với sản xuất, có nhu cầu thì lập tức sẽ thúc đẩy sản xuất và ngược lại. Sản xuất thoát ly nhu cầu thị trường thì sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Do vậy thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần có những thị trường ổn định để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình. Trong lĩnh vực xuất khẩu dứa, cũng như các sản phẩm khác để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cần coi trọng công tác nghiên cứu dự báo, tổ chức, và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy mà việc mở rộng thị trường cho xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến là mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam. Muốn vậy, Tổng công ty cần:
− Nghiên cứu thị trường trong nước
Thị trường trong nước cần phải có các hình thức truyền thông, quảng cáo trên ti vi, đài báo, các phương thức tiếp thị… để có được sự quan tâm của người dân trong cả nước biết đến sản phẩm dứa của Tổng công ty vì thực sự các sản phẩm của Tổng công ty chưa được nhiều người biết đến mà đây là một thị trường tiềm năng, bền vững đòi hỏi Tổng công ty phải biết tận dụng. Bà Phan Thúy Hòa, trưởng phòng xuất khẩu, Tổng cổng ty rau quả Việt Nam nói: “Ngành rau quả muốn cạnh tranh tốt ở thị trường xuất khẩu phải đứng vững ở thị trường nội địa”13. Điều này như một giải pháp tạo đà cho ngành xuất khẩu rau quả nói chung, và dứa nói riêng.
− Nghiên cứu thị trường nước ngoài