Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 36 - 40)

I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Tiềm năng tài nguyên du lịch

1.1Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên.

Vị trí địa lý

Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc ; Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Đông ; Thái Bình, Hương Yên ở phía Nam ; và Hà Nội và Bắc Ninh ở phía Tây với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.654,8 km2, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước.

Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vị trí “cầu nối” giữa Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc và qua đó đến với khu vực và quốc tế, Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Hải Dương có các tuyến quốc lộ chạy qua như QL5, QL18 và trong tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nối Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc - cửa mở của đất nước ra khu vực và quốc tế ; và nằm gần với cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang được nâng cấp mở rộng lên quy mô từ 4 triệu khách năm 2000 lên 9 triệu khách vào năm 2010.

Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Hải Dương là nằm gần kề với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Lợi thế này cho phép Hải Dương tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ; trên trục hành lang giao thương quốc tế : Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải

Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc sử dụng những cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch.

Địa hình

Lãnh thổ Hải Dương được chia làm 2 vùng tương đối rõ rệt : vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Vùng Chí Linh có địa hình đồi núi với độ cao không quá 700m, nơi có rừng cây phát triển, rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Vùng Kinh Môn là nơi có địa hình núi đá vôi với nhiều hang động, nơi còn lưu giữ được di tích của con người cổ đại thời kỳ đồ đá. Vùng đồi núi Hải Dương có diện tích tuy không lớn nhưng có cảnh quan khá đa dạng. Ngay từ Thế kỷ XIV, Côn Sơn - Thanh Mai đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trên bản đồ như một danh lam cổ tích.

Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 23,40 C, trong đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất là 3,20C. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, 01, 02. Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 85 - 87%. Sương muối thường xuất hiện vào các tháng 12 và tháng 01.

Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm; mùa mưa kéo dài từ tháng 04 đến tháng 10 hàng năm.

Khí hậu và thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Thuỷ văn

Hải Dương có tổng số có 14 con sông lớn, nhỏ bao gồm các sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Cửu An, sông Sặt... với chiều dài hơn 500km các sông lớn và trên 2.000km các sông, ngòi nhỏ. Ngoài ra còn có hàng ngàn ao, hồ, đầm với tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàng năm khoảng 9,46 tỉ m3 nước.

Đất đai

Theo Niên giám Thống kê 2009, tổng diện tích đất của tỉnh Hải Dương là 165.477 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 88.612 ha, chiếm 53,5%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 8.814 ha, chiếm 5,3%; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9.093 ha, chiếm 5,5%; diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) là 58.165 ha, chiếm 35,1% và diện tích đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất đá không có rừng cây) là 735 ha, chiếm 0,5%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 70.667 ha, chiếm 79,7%, riêng đất lúa có 67.150 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 17.945 ha, chiếm 20,3%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 689,0 ha.

Tài nguyên rừng

Tỉnh Hải Dương có rừng Chí Linh với diện tích khoảng 1.300 ha, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám, là rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp có các loài cây phổ biến là Lát hoa, Lim xanh, Táu mật… ngoài ra còn có 128 loài cây dược liệu và 9 loài thực vật quý hiếm , 13 loài cây làm cảnh.

Rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo mỏ gà, cu li lớn…

Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu của Hải Dương bao gồm:

+ Khu danh lam Phượng Hoàng (thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh): đây là khu danh thắng nổi tiếng với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi, có mộ và đền thờ Chu Văn An - người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son...

+ Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Từ Thế kỷ thứ 14 nơi đây đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tích gắn liền tên tuổi của các danh nhân như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán.

+ Khu danh thắng An Phụ (xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương với thảm rừng tự nhiên. Đỉnh cao nhất là 246m. Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ, với hai giếng nước cổ tích...

+ Khu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn) : là địa danh

nổi tiếng nơi còn lưu lại bút tích của nhiều danh nhân. Phía Bắc Dương Nham là sông Kinh Thầy lượn sát chân núi. Phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn, phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động.

+ Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v.

+ Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây vải tổ. Sản phẩm từ quả vải khá đa dạng như rượu vải, vải khô...làm vị thuốc. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rộng hai bên bờ sông Hương (Thanh Hà).

+ Bãi bồi giữa sông Thái Bình thuộc địa phận 2 xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) và Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hải (Thanh Hà): Khu vực này như một ốc đảo trù phú giữa sông Thái Bình, được bồi

lấp bởi phù xa từ nhiều năm nay với diện tích trên 1000 ha hiện được trồng các loại cây ăn quả, cảnh quan đẹp phù hợp với các loại hình du lịch miệt vườn, sông nước.

+ Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh): Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây có năm miếu nhỏ trên 5 đỉnh quả núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn.

+ Khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm): nơi có cảnh quan đẹp với chùa Thanh Mai,

quê hương của Trúc Lâm Tam Tổ

+ Làng Cò Thanh Miện (xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện): có một đảo nhỏ có diện

tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dương rộng tới 9 ha nơi cư trú của hàng vạn con cò, vạc. Các loài chim chủ yếu là Cò trắng, Cò lửa, Cò bộ, Cò ruồi, Cò đen, Cò hương, Cò nghênh, Cò ngang, Diệc, Vạc, Le le, v.v. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc.

+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi:đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng và sử dụng chữa bệnh.

+ Khu hồ An Lạc: nơi có nhiều cảnh quan đẹp gắn với các giá trị sinh thái và

là nơi thờ của 5 vị thủy quan

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 36 - 40)