Sự phát triển của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hóa cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
1. Tác động của môi trường đến phát triển du lịch
Những vấn đề môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch ở bất cứ lãnh thổ nào, trong đó có Hải Dương bao gồm :
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của du khách. Điều này sẽ tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách, làm giảm tính hấp dẫn và chất lượng các sản phẩm du lịch. Thực tế cho thấy du khách sẽ không lựa chọn các điểm đến du lịch bị ô nhiễm cho hành trình du lịch của mình.
- Sự suy thoái các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học : sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, du lịch sinh thái là những nhóm sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Nếu tình trạng này xảy ra ở rừng cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc, ở Chi Lăng Nam (đảo cò), ở rừng An Phụ, v.v. thì chắc chắn những sản phẩm du lịch hấp dẫn quan trọng này của Hải Dương sẽ bị ảnh hưởng.
Để dẫn đến tình trạng trên có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy để có thể phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch chất lượng cao, cần có sự cân nhắc lựa chọn và hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó môi trường cho phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu.
2. Những tác động của du lịch đến môi trường
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm số lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam không nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường từ hoạt động du lịch là yêu cầu cấp bách nhằm xác định các vấn đề cần giải quyết ngay để gìn giữ và tăng thêm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành.
Môi trường nếu được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó và cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Hoạt động du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu yếu tố "hạt nhân" là khách du lịch. Do vậy, môi trường du lịch về cơ bản cần được xem như là môi trường sống của con người.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học và xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá thể cũng như của cộng đồng; hoạt động sống và sản xuất của con người ở mức độ nào đó tác động ngược trở lại môi trường. Như vậy môi trường sống của con người nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố về chất lượng của môi trường. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp (không kể đến tài nguyên) thì môi trường chỉ bao gồm các nhân tố về chất lượng môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con người.
Tóm lại, môi trường du lịch ở đây được hiểu bao gồm các yếu tố về tự nhiên,
kinh tế - xã hội và nhân văn, mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt
động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác (Trích điều 2 - Luật bảo vệ môi trường Việt
Nam).
2.1. Áp lực môi trường từ hoạt động du lịch
Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động nhiều mặt đến môi trường. Dưới góc độ xem xét các hoạt động tương đối đặc trưng cho riêng ngành, các tác động chính bao gồm:
- Khả năng cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn thường không đồng bộ giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng.
- Các vùng phát triển du lịch tập trung phải chịu thêm sức ép nhiều mặt do các hoạt động phát triển du lịch, đồng thời kéo theo hiện tượng tăng dân số theo mùa cũng làm tăng thêm sức ép vốn có lên các tài nguyên và môi trường tự nhiên từ hoạt động phát triển kinh tế khác diễn ra trên cùng lãnh thổ.
- Do bản chất mùa vụ của nhiều hoạt động du lịch, các nhu cầu tại các thời kỳ cao điểm tại nhiều khu vực phát triển du lịch có thể vượt quá năng lực đáp ứng tại chỗ về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương như ách tắc giao thông, cơ sở lưu trú, bưu chính viễn thông, y tế...
- Phát triển du lịch có thể tạo ra tác động tới môi trường, hệ sinh thái tự nhiên hiện hữu trong khu vực.
- Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người làm du lịch với cư dân của cộng đồng địa phương do việc phân bổ lợi ích và chi phí của du lịch chưa công bằng.
Ngoài các liên quan cơ bản giữa môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn) và việc phát triển du lịch như đã nêu ở trên, các hoạt động phát triển du lịch còn có thể gây nên những áp lực có tính chất tiềm tàng (tác động lâu dài) tới môi trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các tác động đó có thể xem xét sơ bộ như sau:
2.1.1. Áp lực trong giai đoạn quy hoạch
- Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất làm ảnh hưởng tới đời sống của các cư dân địa phương, hoặc hiện trạng các điểm văn hóa, lịch sử quan trọng.
- Làm mất chức năng môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên.
- Thoái hóa các môi trường không khí, nước và đất... do gia tăng ô nhiễm. - Phá hủy các hệ sinh thái, các vùng đất, thảm thực vật ngập nước...
2.1.2. Áp lực dưới tác động khi hoạt động du lịch được triển khai hoạt động + Tác động tới môi trường tự nhiên
- Ô nhiễm nước (nước ngầm, nước mặt) do chất thải, khai thác tài nguyên không hợp lý, không có các giải pháp khai thác tài nguyên phù hợp.
- Làm tổn hại đến hệ sinh vật tự nhiên (do khai thác quá mức làm thực phẩm, đồ lưu niệm, ảnh hưởng đến điều kiện sống...).
- Làm ô nhiễm không khí do mật độ xe cộ, tàu thuyền, khí thải của các hệ thống làm lạnh và do người tập trung quá đông vào một số thời điểm.
- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, bán ngập nước do chất thải không được xử lý và hiện tượng xói lở.
+ Các tác động về kinh tế - xã hội - Tích cực