Hiện trạng những vấn đề môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Hiện nay môi trường du lịch Hải Dương chưa có vấn đề gì nghiêm trọng, tuy nhiên đã xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trên hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Môn khu vực gần các khu công nghiệp dọc QL5 đoạn qua Hải Dương do chất thải từ các hoạt động công nghiệp. Ví dụ điển hình là hành vi vi phạm của Công ty Tung Kwang xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm ở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch ở một số khu/điểm du lịch: Văn Miếu Mao Điền, TP. Hải Dương, Thanh Hà, tuyến du lịch sông từ TP. Hải Dương - làng gốm Chu Đậu, tuyến du lịch sông Hương, v.v..

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước sông Kinh Thầy và biến đổi cảnh quan, suy giảm đa dạng sinh học do hoạt động khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ở vùng núi đá vôi huyện Kinh Môn. Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm ở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch ở một số khu/điểm du lịch ở An Phụ, Kính Chủ, động Hàm Long, hang Chùa Mộ, tuyến du lịch sông Kinh Thầy, v.v.

- Nguy cơ ô nhiễm cục bộ môi trường nước và đất do hoạt động các làng nghề Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm ở những khu vực này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch ở một số khu/điểm du lịch: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm

Giàng), làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), làng

giày dép Tam Lâm (Gia Lộc)v.v.

- Nguy cơ suy giảm môi trường do chính hoạt động du lịch: chất thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách) và khách du lịch. Phạm vi tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường chủ yếu tại các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch: các khu điểm du lịch tại TP. Hải Dương, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Cao, An Phụ- Kính Chủ, đền Tranh,v.v. Những tác động này diễn ra mạnh hơn đặc biệt vào mùa lễ hội.

Hoạt động phát triển du lịch còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất. Ví dụ sự phát triển khu du lịch Hà Hải, Đảo Ngọc - TP. Hải Dương, Khu sân Golf - Chí Linh đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất ở những khu vực này. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và cân bằng sinh thái ở các khu tập trung dân cư, nơi quỹ đất khan hiếm.

Trong quá trình phát triển hạ tầng và xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng, khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, các hoạt động vận chuyển…Các hoạt động này sẽ tác động, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, gây tình trạng suy thoái đất. Vấn đề này ở Hải Dương chưa ảnh hưởng nhiều vì còn ít các khu du lịch được đầu tư xây dựng nhưng trong tương lai gần mức độ ảnh hưởng sẽ là đáng kể cùng với sự phát triển của các khu, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 28 - 29)