Đánh giá nguồn lực phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 58 - 60)

I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Tiềm năng tài nguyên du lịch

3. Đánh giá nguồn lực phát triển du lịch

- Với vị trí địa lý là trung điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên trục động lực phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Dương có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

- Các điều kiện tự nhiên của tỉnh nhìn chung thuận lợi cho phát triển du lịch, ít chịu tác động trực tiếp của thiên tai như các địa phương ven biển.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn, đặc biệt khu danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, núi Phượng Hoàng, cảnh quan, hang động An Phụ - Kính Chủ và đảo Cò Chi Lăng Nam, thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên.

- Tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Dương phong phú và khá đặc trưng cho khu vực đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là hệ thống di tích các danh nhân được xem là phong phú nhất và có quy mô xây dựng lớn nhất so với các địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung. Đây là yếu tố thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân gắn với tâm linh tín ngưỡng; du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn vùng quê với nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng.

Hải Dương là một trong số những địa phương có được sự quan tâm hỗ trợ cho bảo tồn di tích từ ngân sách. Theo Quyết định số 920/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6/2010 phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, vốn đầu tư 1.600 tỷ đến năm 2020. Theo Bộ VHTTDL, năm 2000-2009 Hải Dương đã được hỗ trợ nâng cấp hạ tầng du lịch 35 tỷ; hỗ trợ cho trùng tu di tích lịch sử văn hóa gần 20 tỷ mỗi năm từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (riêng năm 2009 là 18,9 tỷ). Đây là yếu tố thuận lợi giúp cho Hải Dương có được số di tích có quy mô lớn nhiều nhất trong cả nước.

- Sự phát triển của hệ thống đô thị, đặc biệt là Hải Dương (TP. Hải Dương được công nhận là thành phố loại 2) và thị xã Chí Linh trong những năm qua, đặc biệt giai đoạn 2001 đến nay là một thuận lợi lớn đối với sự thu thút đầu tư cũng như phát triển khối du lịch - dịch vụ - thương mại.

- Kinh tế - xã hội Hải Dương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là của các địa

phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng góp phần hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có du lịch Hải Dương phát triển.

- Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối phát triển so với khu vực đồng bằng sông Hồng, với các trục giao thông đường bộ huyết mạch là QL5, QL18 và tới đây là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cùng hệ thống đường sắt và đường thủy. Bước đầu các hệ thống hạ tầng này đã tạo tiền đề tốt cho phát triển du lịch, tuy nhiên để du lịch có thể thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội cần được đầu tư mạnh hơn nữa.

- Du lịch Hải Dương có được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các ngành các cấp là một thuận lợi quan trọng đối với phát triển du lịch Hải Dương.

Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Hải Dương khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch văn hóa – lịch sử - danh nhân và du lịch tự nhiên. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Hải Dương vẫn chưa có những bước phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng còn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đồng thời để phát huy tối đa thuận lợi về mặt vị trí, tính chất, đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập kế hoạch và quản lý phát triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục tiêu phát triển liên ngành, liên vùng, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w