So sánh tài nguyên du lịch Hải Dương với một số tỉnh đồng bằng

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Tiềm năng tài nguyên du lịch

1.3.So sánh tài nguyên du lịch Hải Dương với một số tỉnh đồng bằng

1.3.1. Về tính đa dạng của tài nguyên du lịch

Để tạo lực hút đối với khách du lịch từ Hà Nội – trung tâm phân phối khách du lịch của miền Bắc thì các tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng mang tính tiền đề. So với nhiều tỉnh đồng bằng gần với Hà Nội, Hải Dương có nhiều lợi thế so sánh về tính đa dạng của tài nguyên du lịch, bao gồm cả các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các phân tích cụ thể có thể thấy như sau:

* Hải Dương

- Có địa hình đồi núi, trong đó có địa hình karst.

- Có nhiều hồ, các điểm cảnh quan đẹp (danh thắng, thác nước, khe, hẻm núi…) - Có điểm tập trung đa dạng sinh học đặc trưng hệ sinh thái đồng bằng (đảo Cò) - Có số lượng và mật độ di tích lịch sử văn hóa vào loại lớn nhất nước, trong đó có

di tích đặc biệt cấp quốc gia.

- Có số lượng di tích danh nhân nhiều nhất nước

- Có tới gần 10% số lễ hội toàn quốc, trong đó có nhiều lễ hội dân gian

- Quê hương nghệ thuật dân gian rối nước - loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam

- Có hệ thống làng nghề phát triển, đặc sản ẩm thực.

* Bắc Ninh

- Có địa hình gò đồi, không có địa hình karst - Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.

- Có Ca Trù - di sản văn hóa phi vật thể TG

- Có nhiều di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm. - Có nhiều lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

* Hưng Yên

- Chỉ có địa hình đồng bằng

- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.

- Có di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm. - Có lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

* Thái Bình

- Chỉ có địa hình đồng bằng.

- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.

- Có di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm. - Có lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

* Bắc Giang

- Có địa hình gò đồi .

- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.

- Có di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm. - Có lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Căn cứ các phân tích so sánh sơ bộ như trên, có thể thấy Hải Dương có lợi thế so sánh hơn về sự đa dạng của các tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch hơn so với các địa phương khác ở vùng đồng bằng tiếp giáp với Hà Nội. Mặt khác, sự đa dạng về tài nguyên du lịch đó còn mang lại cho Hải Dương lợi thế trong việc xây dựng các tour du lịch chuyên đề bổ trợ cho các tour du lịch của Hà Nội chứ không chỉ riêng các tour du lịch của Hải Dương.

1.3.2. Về tính đặc trưng của tài nguyên du lịch

Ngoài sự phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch Hải Dương cũng có những nét đặc trưng riêng có thể thấy như sau:

- Khu di tích - danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể các di tích chùa, miếu, am… có giá trị đặc biệt cấp quốc gia được xây dựng trên địa hình núi cao, trong khu cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đây cũng là điểm tài nguyên mang tính đặc trưng cao của du lịch Hải Dương vì cũng chỉ một vài địa phương trong cả nước có được những điểm du lịch có nét tương đồng (Chùa Hương - Hà Nội, Yên Tử - Quảng Ninh).

- Các di chỉ khảo cổ, đình, miếu…cũng có những nét đặc trưng riêng. Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn là một dòng chảy văn hóa đậm đặc và liên tục trên vùng đất này. Đặc biệt Hải Dương là vùng đất tập trung nhiều nhất các di tich danh nhân như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Duệ, v.v. với quy mô các công trình vào loại lớn nhất trong cả nước Đây là sự khác biệt thể hiện đặc trưng riêng so với các di tích tương tự (đình, chùa, miếu) ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các lễ hội truyền thống, các đặc sản ẩm thực địa phương cũng có những đặc trưng riêng.

1.3.3. So sánh về điểm du lịch “hạt nhân”

Để xây dựng tour du lịch, thông thường các điểm du lịch được kết nối theo các đặc trưng riêng trên từng địa bàn và trong số đó thường có điểm du lịch “hạt nhân” là nơi có đặc điểm nổi trội và đặc trưng hơn cả, thể hiện điểm nhấn trong tour du lịch. Nếu xét cả Hải Dương là một địa bàn xây dựng tour du lịch thì có thể xem Côn Sơn - Kiếp Bạc là một điểm du lịch “hạt nhân” bởi các đặc điểm nổi trội của nó (nằm trong khu danh thắng quốc gia, cảnh quan đẹp, có khí hậu mát mẻ trong lành, có các hoạt động gắn với tín ngưỡng, có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, khách du lịch được biết đến các tập quán truyền thống và các món ăn đặc sản địa phương…). So sánh điểm du lịch “hạt nhân” này của Hải Dương với các điểm du lịch “hạt nhân” của các tỉnh đồng bằng sông Hồng gần với Hà Nội có thể thấy các đặc điểm chính như sau:

Côn Sơn – Kiếp

Bạc Đình Bảng (Bắc Ninh) Phố Hiến – (Hưng Yên) Suối Mỡ (Bắc Giang) Đồng Châu (Thái Bình) Tài nguyên Khu danh thắng, cảnh quan đẹp (hồ,

Không có Cây nhãn tổ; các cây si, đã 800 tuổi

Cảnh quan đẹp (suối,

Cảnh quan vùng ven biển

tự nhiên rừng cây…) rừng cây) Tài nguyên nhân văn Đền, miếu, am, ẩm thực truyền thống Đền thờ Lý bát đế, đình Đình Bảng, chùa Tiêu, đền Rồng, lăng Thiên Đức

Phố Hiến, chùa Hiến, chùa Chuông, đền Mẫu

Đền Suối

Mỡ Không có

Giao

thông Đường ô tô tốt Đường ô tô tốt Đường ô tô tốt Đường ô tô tốt Đường ô tô tốt

Hoạt động chính - Tham quan cảnh -Lễ hội tín ngưỡng - Danh nhân - Lễ hội

- Tham quan - Lễ hội- Tham quan - Tham quan - Lễ hội tín ngưỡng - - Tắm biển - - Tham quan Hoạt động bổ trợ

- Vui chơi giải trí - Ẩm thực

Không có Không có Không có - Ẩm thực

Xếp hạng theo quy họach - Cấp quốc gia - Cấp trung tâm Hà nội và phụ cận - Cấp trung tâm Hà nội và phụ cận - Cấp trung tâm Hà nội và phụ cận - Cấp trung tâm Hà nội và phụ cận - Cấp trung tâm Hà nội và phụ cận

Qua các phân tích so sánh trên, có thể thấy Côn Sơn - Kiếp Bạc có nhiều lợi thế so sánh hơn so với các điểm du lịch “hạt nhân” của các tỉnh lân cận vùng đồng bằng song Hồng và đây là lợi thế cơ bản để thu hút khách du lịch từ trung tâm phân phối khách là Hà Nội. Trên thực tế, điểm du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc hiện nay được xem là “điểm nóng” thu hút khách du lịch từ Hà Nội và các địa phương phụ cận, đặc biệt là vào thời gian lễ hội và các dịp nghỉ lễ.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 44 - 47)