Phát triển tuyến du lịch đường sông từ TP.Hải Dương đến Chu Đậu (sông Thái Bình)

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 105 - 109)

không chỉ còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống mà còn có được cảnh quan khá đặc trưng của vùng thôn quê đồng bằng sông Hồng. Chính vì vậy địa bàn là nơi hội tụ nhiều giá trị và điều kiện để phát triển trở thành một trọng điểm của du lịch Hải Dương. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn này bao gồm :

- Khu du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt với những ý tưởng đã nêu trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch Hải Dương, theo đó khu du lịch này sẽ là hướng phát triển sản phẩm du lịch Hải Dương, theo đó khu du lịch này sẽ là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Dương, có sức cạnh tranh cao và có ý nghĩa đối với du lịch vùng đồng bằng sông Hồng.

- Phục hồi, bảo tồn và kết hợp khai thác du lịch đối với các giá trị làng gốm Chu Đậu Đậu

- Phát triển tuyến du lịch đường sông từ TP. Hải Dương đến Chu Đậu (sông Thái Bình) Thái Bình)

6.3. Các điểm du lịch chính

Như đã đề cập ở trên, Hải Dương là địa phương có mật độ di tích lịch sử văn hóa, lễ hội lớn nhất cả nước bên cạnh nhiều giá trị cảnh quan, làng nghề. Tuy nhiên không phải điểm tài nguyên nào cũng có thể trở thành điểm du lịch

6.3.1. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

 Khu Di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh) nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, là một trong chốn tổ của thiền phái Trúc lâm gắn với lễ hội ở quy mô quốc gia ;

 Khu di tích danh thắng Phượng Hoàng (Chí Linh) nơi thờ nhà giáo Chu Văn An - danh nhân dân tộc.

 Làng gốm Chu Đậu (Nam Sách) - nơi thờ các tổ nghệ nhân gốm là Bùi Thị Hý, Đặng Huyền Thông, Vương Quốc doanh và bảo tồn các di chỉ khảo cổ về nghề gốm phát triển từ thế kỷ 15-16.

6.3.2. Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương

 An Phụ (Kinh Môn) - nơi dựng tượng đài anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo  Đền Bia, Đền Xưa, Chùa Giám (Cẩm Giàng) nơi lưu giữ những kỷ niệm về

Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh;

 Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng) nơi thờ Khổng Tử và ghi danh các nhà khoa bảng của tỉnh;

 Đền Cúc Bồ (Ninh Giang) nơi thờ danh nhân Khúc Thừa Dụ;  Đền Quát (Gia Lộc) nơi thờ Danh tướng Yết Kiêu

 Đền Cao xã An Lạc (Chí Linh);

 Đền thờ Bà Nguyễn Thị Duệ và chùa Huyền Thiên Cổ Tự (Chí Linh)  Đền thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (Nam Sách)

 Đền Tranh (Ninh Giang), Đền Sượt (TP. Hải Dương);  Chùa Thanh Mai, chùa Ngũ Đài (Chí Linh),

 Các di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu: Nhà thờ Kẻ Sặt, Chùa Giám (Cẩm Giàng), chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà) với hệ thống tượng và toà cửu phẩm liên hoa được dựng từ thế kỷ 16;

 Rối nước Thanh Hải, Hồng Phong

 Làng chế tác vàng bạc Châu Khê (Thúc Kháng - Bình Giang)  Làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Lương Điền - Cẩm Giàng)  Làng thêu ren Xuân Nẻo (Hưng Đạo - Tứ Kỳ)

 Nghề đóng giày xã Hoàng Diệu (Gia Lộc)  Cảnh quan danh thắng Côn Sơn

 Đảo cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện)  Vườn vải Thanh Hà (Thanh Hà)

 Cảnh quan karst Dương Nham và động Kính Chủ, hang Chùa Mộ, hang Nhẫm Dương (Kinh Môn)

 Cảnh quan sông Hương, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình  Sân Golf Chí Linh

6.4. Các tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh chủ yếu xuất phát từ TP. Hải Dương bao gồm : - Tuyến TP. Hải Dương - Sao Đỏ - Côn Sơn - Kiếp Bạc : đây là tuyến du lịch quan trọng nhất kết nối 2 không gian du lịch chính của tỉnh. Trên tuyến du lịch này, du khách có cơ hội tham quan nhiều di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan đẹp là đặc biệt quần thể di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc và Phượng Hoàng ; tham quan các làng nghề, đặc biệt là làng gốm Chu Đậu, phường rối nước Thanh Hải ; trải nghiệm cuộc sống của người dân đồng bằng sông Hồng ; sân Golf Ngôi Sao Chí Linh

- Tuyến TP. Hải Dương - Bình Giang - Thanh Miện - Ninh Giang - Tứ Kỳ : sẽ

là tuyến du lịch hấp dẫn kết nối với không gian du lịch phía Nam tỉnh. Tuyến này chạy qua các làng quê nổi tiếng với các danh nhân, truyền thống hiếu học, cũng như những khu vực tự nhiên đặc sắc, cảnh quan nên thơ và các làng truyền thống đồng bằng Bắc Bộ.

- Tuyến TP. Hải Dương - An Phụ - Kính Chủ : theo tuyến này du khách sẽ

được thưởng ngoạn cảnh quan núi karst của dãy núi Dương Nham và sông Kinh Thày ; tham quan khám phá hệ thống hang động nổi tiếng với động Kính Chủ, hang chùa Mộ, động Hàm Long ; tham quan các di tích lịch sử văn hóa và hệ thống chùa mà tiêu biểu là đền Cao An Phụ, chùa Kính Chủ, chùa Linh Ứng ; tham quan làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ.

- Tuyến du lịch đường sông : du lịch đường sông có thể được coi là một lợi thế

về du lịch của Hải Dương. Mặc dù có tiềm năng lớn, tuy nhiên trong giai đoạn 2011- 2020 cần tập trung hình thành một số tuyến quan trọng bao gồm :

 Tuyến dọc sông Thái Bình từ TP. Hải Dương - làng gốm Chu Đậu. Trên tuyến du lịch này du khách sẽ được trải nghiệm cảnh quan làng quê đồng bằng ven sông và đến tham quan làng nghề gốm nổi tiếng Chu Đậu;

 Tuyến dọc sông Kinh Thầy từ thị trấn Kinh Môn - Phà Triều. Trên tuyến du lịch này du khách sẽ được trải nghiệm cảnh quan núi karst, tham hệ thống hang động hai bên sông ; và

 Tuyến dọc sông Hương nơi du khách sẽ được trải nghiệm vùng cây vải đặc sản của Hải Dương, cảnh quan làng quê vùng đồng bằng và tham quan một số chùa như chùa Minh Khánh, chùa Cả, chùa Hào, v.v.

- Các tuyến du khảo bằng xe đạp: ở không gian phía Nam của tỉnh có điều kiện

thuận lợi phát triển các tuyến đi xe đạp dã ngoại du khảo đồng quê. Các tuyến này xuất phát từ TP Hải Dương đi qua các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ, Thanh Hà trên các tuyến 194, 392, 399, 391, 390. Ngoài ra khách du

lịch có thể đạp xe dọc các con đê là những nơi có mật độ giao thông cơ giới tương đối thấp và cảnh quan đẹp, đặc thù của đồng bằng sông Hồng.

- Các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoại, cắm trại: ở không gian phía Bắc tỉnh tại

khu vực vùng núi thuộc Chí Linh và Kinh Môn có thể tổ chức các tuyến du lịch đi bộ dã ngoại, leo núi và cắm trại, đặc biệt ở khu vực Chí Linh. Đây là những sản phẩm du lịch hết sức thú vị, đặc biệt đối với đối tượng khách học sinh, sinh viên.

- Các tuyến du lịch chuyên đề :

Tuyến du lịch danh nhân đất Việt : Côn Sơn - Kiếp Bạc (Nguyễn Trãi & Trần

Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán) - Phượng Hoàng (Chu Văn An) - Cúc Bồ (Khúc Thừa Dụ) - Nam Sách (Mạc Đĩnh Chi).

Tuyến du lịch danh nhân Triều Trần : đền Cao An Phụ (An Sinh vương Trần

Liễu) - đền Kiếp Bạc (Trần Hưng Đạo) - đến Gốm (Trần Khánh Dư) - đền Trần Nguyên Đán (Trần Quốc Phụ) - đền Quát (Yết Kiêu).

Tuyến du lịch dòng Thiền Phái Trúc Lâm : chùa Yên Tử (Quảng Ninh) - chùa

Côn Sơn, chùa Thanh Mai (Chí Linh) - chùa Đồng Ngọ, chùa Cả, chùa Minh Khánh (Thanh Hà).

Tuyến du lịch theo hệ thống thiết chế đạo Mẫu : đền Kiếp Bạc - đền Sinh - đền

Hóa (Chí Linh) - đền Tam Phủ Lục Đầu - đền Tam Phủ Đức Chính - đền Hàn Bơi (TP. Hải Dương) - đền Tranh (Ninh Giang)

Tuyến du lịch khoa bảng : đền thờ Chu Văn An (Chí Linh) - Văn Miếu Mao

Điền (Cẩm Giàng) - làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang)

Tuyến du lịch làng nghề : làng Chu Đậu (nghề gốm) - làng Thanh Hải (nghề

rối nước) - làng Lương Điền (nghề chạm khắc gỗ) - làng Xuân Nẻo (Thêu Ren) - Nghề đóng giày dép tại xã Hoàng Diệu (giày dép) - làng Kính Chủ (chạm khắc đá) - làng Châu Khê (chế tác vàng bạc)

6.4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh

- Tuyến Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng: dọc QL5. Đây là tuyến du lịch quốc gia quan trọng, dọc hành lang kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trực tiếp liên kết Hải Dương với Hà Nội và Hải Phòng.

- Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh : theo trục QL18 kết nối Hải Dương với Hà Nội và Quảng Ninh, được xem là một cực của tam giác tăng trưởng du lịch vùng du lịch Bắc Bộ.

- Tuyến du lịch Hải Dương - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Các tỉnh phía Nam : theo QL 10 kết nối Hải Dương với các tỉnh Thái Bình, Nam định có các di tích tiêu biểu Triều Trần và theo QL1 kết nối với các tỉnh phía Nam.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w