Tồn tại và những vấn đề đặt ra với phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Đánh giá chung

1.2 Tồn tại và những vấn đề đặt ra với phát triển du lịch bền vững

- Thời gian qua, du lịch Hải Dương phát triển còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tế quan trọng. Mặc dù lượng khách du lịch đến Hải Dương tăng qua các năm song so với nhiều địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thì lượng khách đến Hải Dương vẫn còn thấp, khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 2,5% ; các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít. Điều này làm hạn chế thu nhập du lịch và đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng. Các doanh nghiệp được giao quản lý khai thác các danh lam thắng cảnh hầu như chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiên mà chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp tôn tạo.

- Có thể nói, du lịch Hải Dương hiện nay đang ở mức độ cạnh tranh thấp so với nhiều tỉnh lân cận; chưa có sản phẩm du lịch đặc thù; hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Sự nghèo nàn đối với các sản phẩm vui chơi giải trí

về đêm vẫn chưa được khắc phục. Các khu, điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ và trùng lắp. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh du lịch chưa được khắc phục có hiệu quả.

- Môi trường du lịch (môi trường cảnh quan, môi trường kinh doanh du lịch, môi trường xã hội) tuy có được cải thiện nhưng một số lĩnh vực đã xuống cấp, đặc biệt là môi trường tự nhiên; Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá còn chưa phù hợp với phát triển du lịch.

- Quy hoạch một số khu du lịch còn chậm; các dự án đăng ký đầu tư vào du lịch được triển khai còn chậm (bên cạnh do nhà đầu tư, còn có nguyên nhân do thủ tục hành chính, công tác đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư và xác định giá đất); quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, suất đầu tư thấp và chất lượng dịch vụ chưa cao.

- Nguồn nhân lực du lịch của Hải Dương còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó có tỷ lệ khá cao chưa qua đào tạo cơ bản. Đa số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch lại thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Với đội ngũ còn hạn chế thì khó có thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QLNN về du lịch, đặc biệt trong việc việc tham mưu xây dựng chính sách, tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch, v.v. Với đội ngũ như hiện nay thì công tác quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch bảo vệ và phát triển bền vững ngành du lịch sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

- Năng lực cạnh tranh của phần lớn các doanh nghiệp du lịch Hải Dương còn thấp, quy mô hoạt động còn nhỏ, khả năng thực hiện xúc tiến quảng bá, khai thác thị trường còn hạn chế.

- Chương trình trọng tâm và các công trình trọng điểm về du lịch triển khai còn chậm so với yêu cầu. Tuy bước đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nhưng số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành trong tỉnh đối với phát triển du lịch còn hạn chế vì vậy trong một số trường hợp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương phát triển du lịch của tỉnh cũng như thực hiện một số dự án cụ thể về du lịch. Ví dụ điển hình là việc khai thác đá vôi tại khu vực An Phụ - Kính Chủ đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch và phát triển khu du lịch cảnh quan ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w