Mục tiêu và quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Mục tiêu và quan điểm phát triển

Mục tiêu phát triển du lịch Hải Dương đã được Đại hội Đảng bộ Hải Dương lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010 xác định: "Từng bước phát triển du lịch thành

ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế dịch vụ của tỉnh, theo hướng du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch du khảo làng quê và làng nghề truyền thống; gắn liền việc quản lý, khai thác du lịch với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững"

Mục tiêu này tiếp tục được cụ thể hóa trong giai đoạn phát triển 2011-2015 “Triển khai quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa

các nguồn lực đầu tư cho du lịch… Phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch mang nét đặc thù riêng của tỉnh như du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, làng nghề truyền thống (thêu ren, giày dép, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, v.v.). Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và mở rộng thị trường trong và ngoài nước; gắn hoạt động du lịch của tỉnh với các tour du lịch của vùng và cả nước” (trích Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần

thứ XV)

Những mục tiệu cụ thể đối với phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 bao gồm: đến năm 2015 Hải Dương đón 250 ngàn lượt khách quốc tế, 900 ngàn lượt khách nội địa; thu nhập du lịch đạt trên 80 triệu USD; tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 2,5%; tạo trên 23.000 việc làm trong đó có trên 8.000 lao động trực tiếp.

Đến năm 2020 Hải Dương đón 480 ngàn lượt khách quốc tế, 1,6 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch đạt gần 220 triệu USD; tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 3,8%; tạo trên 40.000 việc làm trong đó có trên 14.000 lao động trực tiếp.

Các quan điểm chủ yếu đối với phát triển du lịch Hải Dương bao gồm :

- Phát triển du lịch Hải Dương nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh.

Nằm ở vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên truch tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch đồng bằng sông Hồng, Hải Dương lại là địa phương có tiềm năng tài nguyên du

lịch phong phú, đa dạng, chính vì vậy quan điểm quan trọng nhất đối với du lịch Hải Dương hiện nay là phát triển nhanh, thúc đẩy, hỗ trợ cho phát triển du lịch chung của cả vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội:

Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, quy hoạch, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị v.v. để hình thành và phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững:

Phát triển du lịch bền vững đó là sự phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Hải Dương. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài đặc biệt là từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có như vậy du lịch Hải Dương mới phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

- Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

sự bền vững cho hoạt động du lịch. Yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch chính là nền văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể) mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó việc phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mỹ tục.

- Phát triển du lịch Hải Dương phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng... đặc biệt là mối quan hệ liên kết với Thủ đô Hà Nội nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, chính vì thế phát triển du lịch Hải Dương không thể tách rời mối liên kết với các địa phương phụ cận, trước hết là với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng với trung tâm là Thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch vùng đồng thời là thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Trong phát triển du lịch cần chú trọng thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là với phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch Hải Dương.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w