- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ
3.2.1.3. Ngôn ngữ mang tính cá thể
Ngôn ngữ của văn bản có tính cá thể khi nó thể hiện được cách sử dụng ngôn
ngữ riêng của người tạo lập. Tuy giống nhau trong việc lấy vốn từ toàn dân làm chất liệu sáng tác nghệ thuật, nhưng do cá tính cùng với hoàn cảnh sống khác nhau, những giai đoạn lịch sử khác nhau chi phối khiến cho thơ viết về đề tài tính dục cũng mang tính cá thể hóa. Chính tài năng sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơđã ghi lại dấu ấn riêng, phong cách riêng trong sáng tác của mình dù cùng viết về một đề tài, cùng chung cảm hứng sáng tác.
Dấu ấn cá thể trong chọn và xử lý đề tài. So sánh bốn tác giả thuộc bộ phận văn học trung đại: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, ta thấy các tác giả đều giống nhau trong việc hướng ngòi bút đến thân phận con người trong xã hội phong kiến, và đều lấy nhân vật người phụ nữ là hình tượng trung tâm trong tác phẩm của mình. Điểm giống nhau này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của thời đại với sự thức tỉnh con người cá nhân, của sự trỗi dậy tinh thần dân chủ. Tinh thần ấy đã đem đến cho các nhà thơ nhận thức toàn diện hơn về con người: con người không chỉ là con người xã hội, con người lý tưởng, con người tinh thần mà còn là con người về mặt vật chất với bản năng sống hồn nhiên. Là con người có trái tim để được yêu thương khao khát, có thân xác để đòi hỏi những thỏa mãn về tình yêu xác thịt vì thế các tác giả không ngại ngùng khi đề
cập đến tình yêu có màu sắc tính dục trong văn học. Thế nhưng dấu ấn thi pháp trung đại với tính quy phạm, khuôn mẫu, phương thức tiêu biểu của nghệ thuật phong kiến phương Đông, từ cách xử
lý đề tài, cách sử dụng tình tiết đến bút pháp, ngôn ngữ, vắng bóng cái cụ thể, cái hàng ngày, cái cá thể mà xu hướng đi vào cái chung, cái phổ biến đã chi phối không nhỏ khiến cho cách giải quyết số
phận con người trong từng tác phẩm cũng khác nhau.
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương không hướng nhiều đến đề tài chung mà đi vào cái cụ thể: đồ vật, con vật, thiên nhiên là những nơi nữ sĩđều đã đi qua, tai nghe, mắt thấy, một số bài lấy ngay cảnh ngộ của bản thân nhà thơ ( Làm lẽ, chùm ba bài Tự tình I,II,III, Khóc Tổng Cóc, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường…) . Nội dung đã thế cách thể hiện của thơ bà cũng mang rõ dấu ấn tài hoa của một Xuân
Hương vốn được người đời xưng tụng là “ Bà chúa thơ Nôm” ( Xuân Diệu ). Nhưng mặt khác thơ
bà lại thể hiện tính nhân dân khá rõ bởi nhân dân tìm thấy trong cái tôi riêng của nữ sĩ mẫu số chung về số phận, tâm sự, khát vọng của chính nhân dân. Nhà thơ không những nói được cuộc sống và tình cảm của nhân dân mà còn dùng ngôn ngữ của nhân dân, chịu ảnh hưởng nhiều của ca dao, tục ngữ. Đến một lúc nào đó ở thơ Hồ Xuân Hương ta thấy cái chung lấn át cái riêng, biến đối tượng nhận thức trong thơ Hồ Xuân Hương thành những tình huống những tâm trạng có tính chất chung của giới phụ nữ hơn là của người phụ nữ cụ thể, tính cá thể trong thơ Hồ Xuân Hương giờ đã hóa thành tiếng nói đại diện chung, vì thế sức khái quát trong thơ nữ sĩ là rất lớn.
Thơ hiện đại ra đời góp phần cách tân thơ Việt. Về nghệ thuật thơ hiện đại có sự cách tân ngôn ngữ, thi tứ, diễn đạt đến bút pháp. Về nội dung tiếng nói cá nhân - cái tôi trong thơ hiện đại vang lên vừa mạnh mẽ vừa đa dạng, cái tôi cá nhân được tự do phơi bày những nỗi niềm khát khao mãnh liệt và trần thế nhất, cái tôi cá nhân đưa ra những tuyên ngôn sống mới, những quan niệm thẫm mĩ mới đề cao con người tuổi trẻ, tình yêu, cái tôiđòi quyền sống, quyền hạnh phúc trong đó có hạnh phúc tình yêu trọn vẹn thể xác lẫn tâm hồn, cái tôi tôn “ xác thịt lên ngôi thần”. Thi nhân say sưa ca ngợi tình yêu, diễn đạt tình yêu không bóng gió, ước lệ tượng trưng mà cụ thể trong từng góc nhìn.
Tuy giống nhau ở chỗ cùng cất lên tiếng nói đại diện cho cái tôi cá nhân, nhân danh tuổi trẻ, tình yêu, sự sống nhưng do xuất phát từ những con người cụ thể với những cá tính, hoàn cảnh sống khác nhau nên cái tôi cá nhân thể hiện trong thơ hiện đại vô cùng phong phú: tình yêu trong thơ
Xuân Diệu mang nặng triết lí hưởng thụ nhưng trong sáng, nội dung tình yêu chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ của Bích Khê, màu sắc tính dục trong thơ trần trụi nhưng siêu thực tượng trưng. Người phụ nữ khát yêu trong thơ Vi Thùy Linh mang tên Linh, gương mặt Linh, trái tim khát yêu của chính Vi Thùy Linh. Đọc thơ Vi Thuỳ Linh, ta có cảm giác nhưđọc nhật kí tình yêu của chính cô. Nhìn chung cái tôi trong thơ hiện đại mang đậm dấu ấn cá nhân, tính cá thể rõ nét nên chưa thực sự là tiếng nói chung có tính khái quát cho một thời kì, giai đoạn lịch sử.
Dấu ấn cá thể qua lớp từ ngữ xưng hô. Đôi lứa yêu nhau phải gặp gỡ, hẹn hò, mơ tưởng, nhớ nhung về nhau. Chắc hẳn trong lời xưng hô cũng sẽ thể hiện phần nào tình cảm đôi lứa dành cho nhau. Họ nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ của tình yêu. Vì thế thông qua ngôn ngữ xưng hô đó ta có thể đo lường mức độ tình yêu. Đôi lúc ngôn ngữ tình yêu cũng mang màu sắc tính dục.
Tình yêu trong dân gian là tình yêu của anh trai làng bên cùng cô gái xóm dưới, họ gặp gỡ
nhau trong sinh hoạt lao động trong không gian cộng đồng nên sắc thái tính dục thể hiện qua ngôn ngữ thơ ca dân gian cũng trung tính, có thể lời xưng hộ còn mộc mạc, đơn sơ nhưng tình cảm chứa trong ngôn ngữ của đôi lứa cũng không kém phần da diết. Đó là thứ tình yêu trong sáng mà mãnh
liệt thể hiện qua lời xưng hô của đôi lứa yêu nhau, phổ biến nhất là cặp từ ngữ sóng đôi: anh - em, anh - nàng, mình - ta, thân em - chúng anh, đôi ta, hai ta, đôi mình….
Anh – em:
Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn cùng giường. Mình – ta: Mình về có nhớta chăng, Ta như lạt buộc khăng khăng nhớmình. Ta vềta cũng nhớmình, Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Thơ trung đại ( trừ mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương) chuộng cách xưng hô cho đôi lứa vừa trữ tình vừa trang nhã ở ba ngôi xưng: chàng – nàng, ta – nàng , thiếp – chàng. Trong tác phẩm
Cung oán ngâm khúc không có ngôn ngữ xưng hô trực tiếp chỉ có đại từ viết về hai nhân vật chính: chỉ vua có lớp từ : vua, chúa xuân, quân vương, cửu trùng, chín bệ, mặt rồng…, chỉ nhân vật cung nữ có: hoa, mày ngài, đóa lê, má hồng, hạt mưa, khách quần thoa…. duy nhất có một lần Nguyễn Gia Thiều để cho cung nữ xưng danh nhưng lại là tiếng than thân trách phận ai oán: phận mình là thế, phận hẩm hiu.
Ở bộ phận thơ ca hiện đại, thơ Bích Khê là cả một thế giới của ngôn ngữ tình yêu. Khi là những từ ngữ cụ thể, quen thuộc như: nàng, ta, tôi, em, người em, người yêu; khi đặc biệt với cách gọi đậm sắc thái chủ quan: Nường ( nghĩa là nàng), có lúc là tên riêng của nhiều mĩ nhân rất thực
Ngọc Kiều, Ngô Cơ, Phương Thảo, Châu; có cả những nhân vật phụ nữ - người yêu của thi nhân rất siêu thực: Chị Hằng, tiên nữ, nàng thơ, nàng trăng, nàng nhạc. Đặc biệt không ít lần cái tên Xuân Hương mà ông âu yếm gọi là “ người vợ trong thơ” xuất hiện trong nhiều bài thơ của ông như một ám ảnh:
Ừ, tội chi ta không vào địa ngục
Đặng xin nốt ngọc oan ương thề thốt,
Giam chung thân mà sáng quá thiên đường;
Đặng ngủ nhờ một đêm với Xuân Hương. ( Ăn mày )
Thì mộng: Xuân Hương nường đã đến Thưa cô, dáng nguyệt tuyết còn vương
Thế giới tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh chỉ có hai người: anh và em trong đó nhân vật anh luôn xuất hiện sóng đôi với nhân vật em và đặc biệt luôn được Linh trang trọng thương yêu viết hoa như một biểu tượng linh thiêng để trái tim yêu của em hướng về:
-….Em muốn yên lặng trong tay Anh
-…..Giao thừa đến giao em cho Anh
-…..Khi em bên Anh thiên đường có thực
Đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương ta thấy nhân vật trữ tình ít lộ diện, thỉnh thoảng ta mới gặp nàng tuy thoáng qua nhưng khá ấn tượng. Một Xuân Hương rất dịu dàng, nữ tính:
-…Thân emvừa trắng lại vừa tròn. Một Xuân Hương tinh nghịch, đàn chị khi trêu lũ học trò dốt
-…..Lại đây cho chị dạy làm thơ.
ở bài Mời trầu lại là một Xuân Hương đàng hoàng dõng dạc xưng tên trong thơ và xưng danh trước cuộc đời:
-…. Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Trong những bài thơ khác, nữ sĩ thích ẩn sau các sự vật tự nhiên để chúng nói hộ tâm tư, tình cảm, khát vọng của mình: duyên em (Cái quạt), của em( Trống thủng ), ví đây ( Đềđền Sầm Nghi
Đống ). Trong số các tác giả thuộc nền văn học trung đại hiếm có nhà thơ nào cùng thời với Hồ
Xuân Hương lại có lối viết giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói nhân dân đến thế. Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ của đời sống bước vào văn học như câu nói cửa miệng của tục ngữ
hay là tiếng nói từ trái tim lên miệng mà thành lời trong ca dao. Thơ Hồ Xuân Hương song hành cùng với lời ăn tiếng nói của dân tộc, góp phần phát triển ngôn ngữ dân tộc.
Nhìn chung tính cá thể trong sáng tác viết về vấn đề tính dục vừa góp phần làm phong phú nội dung văn học vừa là cơ sởđể khẳng định phong cách nghệ thuật, dấu ấn sáng tạo của một tài năng nghệ thuật. Những ai tìm thấy con đường riêng trong sáng tạo nghệ thuật luôn giành được vị
trí xứng đáng trong lòng công chúng.
Xét về phương tiện ngôn ngữ ta thấy suốt quá trình văn học từ văn học dân gian đến văn học trung đại, hiện đại, các tác giả đều sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc là tiếng Việt trong sáng và giàu
đẹp. Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc đem đến cho thơ ca viết về vấn đề tính dục có vẻ đẹp giản dị,
đại chúng. Đặc biệt dù sống trong những hòan cảnh lịch sử khác nhau với cá tính sáng tạo khác nhau nhưng các nhà thơ thuộc bộ phận văn học trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn đến những gương mặt của thơ ca hiện đại mà chúng tôi giới hạn tìm hiểu như Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thùy Linh đều có khuynh hướng kế thừa cách diễn đạt truyền thống của thơ ca dân gian. Ngôn ngữ dùng làm chất liệu truyền tải nội dung tính dục trong cả ba bộ phận văn học viết, trung đại, hiện đại đều có chung sắc thái bênh vực và khẳng định quyền sống, quyền
yêu thương, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người trong đó có hạnh phúc hòa hợp trong hôn nhân, hoan lạc trong ái tình. Tất cả đều hướng đến việc ca ngợi tình yêu, vẻ đẹp cơ thể người phụ
nữ, miêu tả hoạt đông tính giao, quan hệ ái ân, tình yêu bản năng, xác thịt….
Tuy nhiên có thể nói ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương là ngôn ngữ thuần tuý Việt Nam nhất, giản dị, mộc mạc so với phần lớn sáng tác cùng thời chuộng ngôn ngữ đài các, từ Hán Việt, điển tích…hay cách viết bóng bẩy đôi lúc siêu thực, trừu tượng của thơ hiện đại “Ngôn ngữ thơ Xuân Hương là ngôn ngữ của đời sống được sử dụng một cách có nghệ thuật. Con đường của Xuân Hương cũng là con đường của Nguyễn Du, của nhiều nhà thơ dân tộc khác.” [61: 270].