Tính dục thể hiện tinh thần lạc quan, tư tưởng dân chủ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 46 - 50)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.1.3.Tính dục thể hiện tinh thần lạc quan, tư tưởng dân chủ

Trong văn học dân gian, số văn bản có nội dung viết về tính dục tuy không nhiều nhưng đó chính là dấu hiệu đầu tiên của sự trỗi dậy tinh thần dân chủ. Dưới chếđộ cũ, giai cấp thống trị cấm

đoán sự tự do giao tiếp giữa nam nữ, lại thêm lễ giáo phong kiến khắc nghiệt bóp chết những tình cảm tự nhiên của con người; ca dao, tục ngữ, câu đố có nội dung liên quan đến vấn đề tính dục ra

đời không nằm ngoài mục đích là tiếng nói đấu tranh bảo vệ tình yêu chân chính, phản ánh quan

điểm về tự do yêu đương, tự do hôn nhân của nhân dân lao động nhằm thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và những tục lệ khắt khe. Đặc biệt nhân dân thường mượn tiếng cười với giọng

điệu bông lơn để thể hiện sựđấu tranh của mình. Điều này cũng phù hợp với bản chất lạc quan, yêu

đời trong cách nhìn, cách nghĩ của nhân dân.

Đôi lúc tiếng cười và vấn đề tính dục được sử dụng chỉ có tính chất giải trí mua vui: Anh nghĩ em có chồng rồi,

Sao em chửa có đứng ngồi vân vi ?

Ới thầy mẹơi ! Cấm đoán em chi,

Mười lăm mười tám sao chưa cho đi lấy chồng ?

Ới ông trời ơi ! Sao ông ở không công ?

Duyên em đã lỗi, em trách ông Tơ hồng sao ông khéo trêu ngươi. Cứđêm đêm tôi nằm tôi vuốt bụng, tôi gọi trời,

Xin ông thí bỏ cho tôi chút chồng. Tôi về làm lễ tế ông,

Mổ con bò béo, ông cho tôi lấy anh chồng cho rõ to. Bõ công tôi mượn chú lái đi mổ bò….

Có khi nó lại ngụ ý châm biếm, đả kích

Lẳng lơ chẳng một mình tôi,

Thanh Lâm, Đồng Sớm cũng đôi ba người. Nói ra sợ chị em cười,

Lấy chồng tháng chín tháng mười có con.

Có lúc lại biến thành thái độ ngông nghênh thách thức như câu tục ngữ khá quen thuộc: Không chồng mả chửa mới ngoan

Còn trong câu đố tục giảng thanh, khó có thể tin rằng từ những đồ vật quen thuộc: cái ống

điếu, cái bút chì, cái bơm xe, chiếc chiếu lác hay một loại món ăn dân dã như: cái bánh ít, bánh đa; rồi con gà, con ếch, cây bần, hoa sứ….đến những công việc đồng áng: tát nước, nhổ mạ, xay gạo, bắt cá….cũng trở thành đối tượng để người bình dân lồng ghép, khoác lên nó chiếc áo ngụy trang muôn màu sắc, đánh lạc hướng gợi người đọc liên tưởng đến các vấn đề tính dục để thử trí khôn của nhau, nhằm tạo nên những tiếng cười giải trí thú vị giúp cho cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh hàng ngày của họ bớt đi phần u ám. Sau cái cười, đọng lại trong ta, ngoài lòng khâm phục trí tuệ dân gian còn có cả sự xúc động ngưỡng mộ trước cái cách mà cha ông xưa đã chọn để vượt lên hoàn cảnh sống khó khăn: tiếng cười lạc quan, khỏe khoắn vui sống. Trong muôn vẻ, muôn điệu tô điểm cho cuộc sống của nhân dân, yếu tố tính dục trong những câu đố tục giảng thanh cũng góp phần làm nên sức sống cho văn học dân gian và vẻđẹp nhân văn trong tâm hồn người lao động. Đó cũng là vẻđẹp mà ta tìm thấy trong thơ Hồ Xuân Hương.

Thật vậy, thơ Xuân Hương không phải là thơ chỉđể giải trí, làm đẹp hay ngâm ngợi cho vui, thơ Nôm Hồ Xuân Hương là thơ của những số phận, của bi kịch, của cảnh ngộ éo le: mỗi nhân vật mang một nỗi đau, sự bất hạnh khác nhau: người phụ nữ có nỗi khổ muộn chồng, làm lẽ, chửa hoang, chồng chết…;hiền nhân quân tử, vua chúa thì bị chiếc áo đạo đức trói chặt bản năng; quan thị, ông sư, bà vãi phải ép mình trai giới “vứt bỏ cái xuân tình” sống trái tự nhiên; đến cái giếng thanh tân, vầng trăng thu “chín mõm mòm” mà vẫn “ năm canh lơ lửng” cô đơn, mỏi mòn đợi chờ

hạnh phúc. Bấy nhiêu cảnh ngộ trong thơ là bấy nhiêu cay đắng mà chính cuộc đời thực Xuân Hương đã trải qua, nhưng kỳ lạ thay trong tận cùng đau đớn, bế tắc, ta vẫn thấy người phụ nữ ấy kiên cường đứng lên và vững vàng đi tiếp. Cái nhãn quan lạc quan mà Xuân Hương hấp thu từ dân gian ấy đã mang đến cho thơ bà tiếng cười lành mạnh, yêu đời, ham sống. Bà thách thức số phận:

Thân này đâu đã chịu già tom!

( Tự tình II )

Bà khuyên nhủ người phụ nữ cùng cảnh:

Nín đi kẻo thẹn với non sông.

( Dỗ người đàn bà khóc chồng )

Bà khuyến khích quân tử vứt bỏ bộ mặt đạo đức để không uổng phí đời người: Hỡi người quân tửđi đâu đó

Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.

(Cảnh chùa ban đêm )

Bà bẻ lái cho con thuyền tu hành của nhà sư phá giới mau cập bến trần gian: Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc

Trái gió cho nên phải lộn lèo

Tiếng cười trong thơ Xuân Hương thật lắm cung bậc, khi châm biếm mỉa mai, lúc trêu chọc đùa nghịch, đôi khi có lẫn cả vị mặn đắng của giọt nước mắt thân phận nuốt ngược vào lòng nhưng trên hết nó luôn đem lại cho ta niềm tin yêu vào con người, vào cuộc sống.

Nhìn chung, ca dao, tục ngữ, câu đố có yếu tố tính dục không chỉ phản ánh tình yêu nam nữ

giới hạn trong phạm vi tình cảm cá nhân mà nó còn mang nội dung xã hội và có tính tư tưởng cao.

Đến thơ Hồ Xuân Hương, đề tài tính dục được nâng lên thành tiếng nói khát khao, đòi quyền sống chính đáng của con người: Làm lẽ, Tự tình, Không chồng mà chửa, Dỗ người đàn bà khóc chồng….Tiếp thu văn học dân gian nói chung, trong đó có ca dao, tục ngữ, câu đố, thơ Nôm Xuân Hương có được một tiếng nói lạc quan, yêu đời, một sự hóm hỉnh bình dị, không né tránh vấn đề

tính dục mà vẫn lành mạnh, khoẻ khoắn... Qua thơ mình, Hồ Xuân Hương như muốn khẳng định: khát vọng hạnh phúc của con người trong đó có cả hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc vật chất, xác thịt là có thật. Nó rất mạnh mẽ, chính đáng, đẹp đẽ và đáng trân trọng vì đó là một trong những biểu hiện nhân bản nhất của tính người.

Đặc biệt yếu tố tính dục trong thơ Hồ Xuân Hương có nguồn gốc xuất phát từ văn học dân gian, có sự kế thừa và phát huy tiếng cười trào lộng trong ca dao, câu đố; nhưng tuy bắt rễ từ cây văn học dân gian, thơ bà vẫn có những nét dị biệt tương đối mang dấu ấn cá nhân rõ nét. Chính cuộc

đời riêng nhiều truân chuyên đã tạo nên cái da diết, chân thực cho mảng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương khi viết về thân phận người phụ nữ như là tiếng nói trước hết của người trong cuộc đau đáu những khát khao hạnh phúc. Sau nữa, đó là tiếng nói đồng cảnh, đồng cảm, là tiếng nói đại diện tiêu biểu nhất cho số phận éo le của người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi. Cũng đủ

cả cung bậc: khao khát, ước ao, rồi chua chát thất vọng, cuối cùng thì phản kháng. Nhưng khác với câu đố, ca dao; tiếng cười của Xuân Hương vào những bất công, những hiện tượng, đối tượng đáng cười trong xã hội dù ngụy trang dưới hình thức mượn yếu tố tính dục để phản ánh nhưng tuyệt nhiên không gợn chút dung tục, không gay gắt, bất bình, không vì thế mà sinh ra những vần thơ chán chường bất lực, tuyệt vọng. Cá tính phóng khoáng nhưng không mất đi chất nữ tính dịu dàng nên tiếng cười trong thơ nữ sĩ vừa hóm hỉnh, nhẹ nhàng vừa thâm trầm, sâu sắc, lại rất bao dung như trái tim vốn rất mong manh mà đầy trắc ẩn, vị tha của người phụ nữ.

Tiếng cười trong dân gian hoà cùng điệu vui với thơ Xuân Hương, phản ánh tâm hồn khoẻ

khoắn, trẻ trung, một tinh thần lạc quan, ham sống, yêu đời của nhân dân và nữ sĩ. Tiếng cười trong văn học dân gian thật đẹp mang tính chất nhân hậu khi cười vào cái xấu để xây dựng, cười vào hoàn cảnh để tìm niềm tin vui sống thì đến Xuân Hương tiếng cười càng nhân văn hơn khi cười không chỉ

là mỉa mai châm biếm mà để thông cảm, sẻ chia, yêu thương đến những đối tượng cùng cảnh ngộ, những hoàn cảnh bất hạnh. Trái tim nữ sĩ cũng đâu lành lặn vẹn nguyên khi bản thân đã trải qua

nhiều bi kịch nhưng trái tim ấy vẫn kiên cường và nhân hậu, vẫn ấm áp cùng buồn vui với con người, với cuộc đời.

2.2.Vấn đềtính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ trung đại

Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển theo sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Nó chính thức ra đời vào thế kỉ X và cơ bản kết thúc vào cuối thế kỉ XIX. Lấy văn học dân gian làm nền tảng, lấy nhiệm vụ chính trị mà thời đại đặt ra làm nội dung, trên cơ sở tiếp thu kế

thừa một cách có chọn lọc tinh hoa văn học thế giới, văn học trung đại Việt Nam phát triển theo xu hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa.

Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX, theo giáo sư Nguyễn Lộc bắt

đầu với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và kết thúc vào giữa thế kỉ XIX với sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đặc điểm nổi bật của lịch sử xã hội giai đoạn này là chế độ phong kiến đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt, hậu quả tất yếu là các phong trào nông dân bùng nổ khắp nơi với đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Chính trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng đó, văn học viết phát triển và đạt đến độ rực rỡ nhất: phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao về nghệ thuật. Mặt khác, văn học phát triển trong điều kiện như thế, đặc trưng cơ bản có tính lịch sử của nó là “ sự khám phá ra con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người, có nghĩa là nói đến giai đoạn này con người với tất cả sự phong phú của nó trở thành đối tượng chủ yếu, hàng đầu trong nhận thức của văn học, và điều đó đem lại cho văn học sự đổi mới nhiều mặt” [44:47]. Điều đó cũng tạo nên một bước ngoặt lớn của văn học dân tộc: sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với cảm hứng phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người và đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục.

Đặc biệt, trong cảm hứng ngợi ca con người, văn học tập trung ca ngợi, đề cao hình tượng nhân vật trung tâm là người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn diện, mới mẻ. Đấy là điểm khác biệt tương

đối cơ bản so với văn học trung đại thuộc những thế kỉ trước với hình tượng trung tâm là những bậc tu mi nam tử có trí dũng, nhân cách khí tiết, người anh hùng yêu nước kết tinh hào khí Đông A trong buổi đầu chống ngoại xâm bảo vệ nhà nước phong kiến hay những đức vua anh minh, bề tôi trung, những bậc công thần hết lòng phò vua giúp nước, tận tụy với non sông. Khi triều đại phong kiến suy vong, nhân vật trung tâm của văn học lại là những chí sĩ, vị quan thanh liêm quay lưng với lợi danh, chọn cách sống nhàn, vui vầy với thiên nhiên đễ giữ gìn khí tiết vững ngay như tùng bách.

Đến giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX, thời đại của những Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều,…. thơ ca thấm đượm tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc với hình tượng nhân vật người phụ nữ chiếm vị trí độc tôn. Đó là dấu hiệu thức tỉnh con

người cá nhân - con người không chỉ ý thức về giá trị bản thân mà còn ý thức về quyền sống và quyền được hạnh phúc. Khi quyền sống, quyền hạnh phúc bị vùi dập, văn học thay con người nói lên tiếng nói bất bình phản kháng. Chống lễ giáo phong kiến, văn học còn mạnh dạn đề cập đến những vấn đề trước nay vốn bị xem là cấm địa trong văn chương như vấn đề tự do yêu đương, tự do hôn nhân, tình yêu đôi lứa có màu sắc tính dục. Đặc biệt những tác phẩm nổi tiếng như: Song Tinh Bất Dạ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiềuthơ Nôm Hồ Xuân Hương đều có

đề cập đến yếu tố tính dục khi thể hiện những nội dung trên. Thông qua lăng kính của những yếu tố

tính dục được phản ánh trong văn học giai đoạn này, ít nhiều ta có thể thấy được những nội dung tiến bộđó.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 46 - 50)