So sánh trong nghiên cứu văn học 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 29 - 30)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

1.3. So sánh trong nghiên cứu văn học 1 Khái niệm

1.3.1. Khái niệm

So sánh ( hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tuỳ thuộc vào

đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.”

[7: 72].

Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một phương pháp để xác

định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ.

Trong nghiên cứu văn học, so sánh là phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Việc này được tiến hành từ thời Phục Hưng. Tuy nhiên, khi ấy phương pháp so sánh mới chỉđược áp dụng một cách tự phát, đơn sơ chưa có cơ

sở khoa học.

Ngày nay, so sánh đã vượt quá giới hạn và tính chất một phương pháp khoa học để thở thành một khuynh hướng, thành bộ môn văn học so sánh của khoa nghiên cứu văn học. Bộ môn văn học so sánh ra đời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó là sự giao lưu văn hoá diễn ra trên toàn thế giới trong đó có cả văn học. Vì thế, văn học so sánh là một bộ môn khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu tiến trình văn học trên toàn thế giới và sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn học của các dân tộc.

Nền văn học dân tộc là văn học của một cộng đồng nhân dân, nơi nó được sinh ra ở chính cộng đồng này trong sự phát triển của mình để đạt đến trình độ dân tộc. Còn văn học nhân loại không đơn thuần là sự lắp ghép thô sơ giữa các nền văn học đơn lẻ mà nó là một chỉnh thể thống nhất là hệ thống của tất cả những gì tinh hoa, đặc thù, độc đáo nhất của mỗi nền văn học dân tộc.

Trên chặng đường phát triển, văn học các dân tộc có sự cọ sát, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Sự

chuyển giao các giá trị văn chương từ dân tộc này sang dân tộc khác không thể không thông qua quá trình giao lưu ảnh hưởng “ Chính vì khó có thể tìm thấy một nền văn học nào thuần tuý dân tộc cho nên văn học so sánh mới càng có lý do tồn tại để nghiên cứu vấn đề liên dân tộc, đa dân tộc, đa ngôn ngữ của văn học”.

Như vậy văn học so sánh là một bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu văn học vượt ra ngoài giới hạn của một nước riêng biệt và nghiên cứu các mối quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực khác của tri thức nhân loại ( nghệ thuật, triết học, tôn giáo, kinh tế…). Không nên nhằm văn học so sánh

với khái niệm so sánh văn học vì so sánh văn học là một thao tác ngang với chứng minh, phân tích còn văn học so sánh nghiên cứu tính chất thế giới của văn học.

Như vậy, nghiên cứu hiện tượng thơ của một dân tộc mà hiện tượng ấy có mối liên hệ vối các dân tộc khác được xem là công việc của người làm văn học so sánh, còn nghiên cứu khám phá ra cái duy nhất độc đáo của những hiện tượng văn học trong phạm vi một nền văn học dân tộc bằng việc so sánh tác giả với tác giả, tác phẩm văn học và tác phẩm văn học, giữa hiện tượng văn học với hiện tượng văn học là ta đang thực hiện phương pháp so sánh văn học.

Tóm lại, phương pháp phụ thuộc vào đối tượng, mục đích ngiên cứu và phải phản ánh những quy luật khách quan của đối tượng. Từ đó, ta sử dụng những phương tiện, công cụ thích hợp để

nghiên cứu. Chính phạm vi liên dân tộc hay nội dân tộc đã quy định vần đề phương pháp. Tất cả các phương pháp khác, không phải là phương pháp vốn có của văn học so sánh, khi sử dụng so sánh văn học của hai dân tộc thì được xem là văn học so sánh. Còn những phương pháp của văn học so sánh khi sử dụng so sánh trong phạm vi dân tộc thì không phải là làm văn học so sánh.

Theo giáo sư Nguyễn Văn Dân trong “ Những vấn đề lý luận của văn học so sánh” có lưu ý cần phân biệt hai cấp độ: Ở cấp độ phương pháp ta có phương pháp so sánh văn học, ở cấp bộ môn ta có bộ môn văn học so sánh. Như vậy văn học so sánh ban đầu chỉ là phương pháp so sánh văn học. Về sau người ta phân biệt hai thuật ngữ này qua đối tượng và mục đích nghên cứu. Ở đây, chúng tôi giới hạn vấn đề tìm hiểu trong phạm vi so sánh như là một phương pháp văn học

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)