Tính dục thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 54 - 61)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.2.2. Tính dục thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân

Không chỉ mới trong việc khắc họa chân dung người phụ nữ mà đương thời các tác giả còn chú trọng đề cao, khẳng định con người cá thể. Đó là con người từ chỗ ý thức về giá trị bản thân dẫn

đến ý thức về quyền sống và quyền được hạnh phúc. Xã hội phong kiến với tam tòng tứđức bấy lâu nay trói buộc quyền sống của người phụ nữ, nhất là quyền đuợc tự do luyến ái, quyền yêu và được yêu, quyền được sống và hưởng thụ hạnh phúc trần thế. Vì thế cùng với việc đề cao, ngợi ca người phụ nữ, văn học giai đoạn thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX cũng không đứng bên lề cuộc đấu tranh giải phóng tình cảm cho con người.

Thật ra cảm hứng nhân văn chủ nghĩa về cuộc sống con người trong đó có cảm hứng nghệ

thuật đối với khát vọng giải phóng tình yêu đôi lứa là khuynh hướng chung của nhiều tác giả trung

đại tiến bộ. Khuynh hướng ấy bắt nguồn từ “ mạch nước trong trẻo và mãnh liệt của đời sống tư

tưởng tình cảm và đời sống văn học nghệ thuật dân gian” [61 : 562]. Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Chiếc cầu là môtip quen thuộc trong ca dao chỉ nơi hò hẹn, gặp gỡ tình tự của đôi lứa, là phương tiện để họđến với nhau. Chiếc cầu đó có khi là cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi…Nó không có thực mà được dệt bằng ước mơ, bằng tình yêu. Đặt trong hệ thống đó, chiếc cầu dải yếm

mềm mại, ấm áp hơi thở, hương thơm da thịt người con gái là chiếc cầu tình yêu táo bạo nhất, đẹp

đẽ nhất và trữ tình nhất trong ca dao.

Đọc bài thơCây chuối, ta khó có thể tin bài thơ dạt dào ý vị phong tình lãng mạn này là sáng tác của Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc, bậc công thần khai quốc của triều Lê:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

(Cây chuối )

Cảnh vật được nhìn qua lăng kính của tình yêu, đọt chuối non cuộn kín như bức tình thưđang chờ

chàng gió đa tình đến mở xem. Từ dùng: bén, buồng lạ, phong kín, gượng mở…gợi lên được cái e

ấp, dịu dàng của mối tình đầu còn phong kín; qua đó còn hé mở cho ta hiểu thêm một trái tim Nguyễn Trãi tinh tế, đa tình, một Nguyễn Trãi anh hùng nhưng cũng rất người với những cảm xúc

đầy nhân bản.

Đây đó, có lúc hiện rõ, khi thoáng qua, nhưng chưa bao giờ văn học viết về tình yêu, về nhu cầu hạnh phúc của con người lại vắng bóng trên thi đàn văn học. Và đến thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ

XIX, nó đã trở thành nhu cầu cấp thiết mang tính xã hội :“ Giải phóng tình cảm là nội dung chủ yếu của văn học chữ Nôm, đồng thời đó cũng là vấn đề trung tâm của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này” [44 : 63].

Giờđây các nhà thơ lại công khai ca ngợi những mối tình vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, người phụ nữ trong văn học đã dám chủ động đi tìm tình yêu. Trường hợp này có thể lấy Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một điển hình. Đặng Thai Mai trong bài viết Đặc sắc của văn học cổđiển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều có nhận xét: “Truyện Kiều có những trang trữ tình

ưu tú nhất trong văn học nước ta. Truyện Kiều là tập thơ của tình yêu. Trước hết là ái tình. Trong một xã hội phong kiến khi quả tim của đôi lứa thanh niên luôn bịđè nén trong lễ giáo, nỗi ẩn ức của con người đã tìm được trong thơ Nguyễn Du đôi lời an ủi, một tia hy vọng cho luyến ái được tự do,

được giải phóng” [19 : 531].

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để choThúy Kiều người phụ nữ của thời phong kiến lại có những suy nghĩ, hành động thật mạnh mẽ, táo bạo vì tình yêu:

Đến nhà vừa thấy tin nhà, Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về.

Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Kiều băng qua đêm tối, vườn khuya để đến với người yêu hay chính nàng cũng đang băng qua thành lũy kiên cố của lễ giáo phong kiến để đến với chân trời tự do của tình yêu. Nguyễn Du hẳn yêu thương trân trọng con người, nâng niu mối tình của đôi lứa rất mực, mới có thể viết những câu thơ diễn tả tinh tế những rung cảm bản năng khi lửa tình trỗi dậy rất chính xác và nồng nàn:

Hoa đèn càng tỏ thức hồng, Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu. Sóng tình dường đã xiêu xiêu,

Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.

Không gian buồng khuê chỉ riêng có trai tài gái sắc, bể tình dào dạt, men tình lai láng, ranh giới thật mong manh giữa tình yêu và lạc thú thân xác, thế mà Kiều vẫn đủ tỉnh táo, để lựa lời khuyên ngăn chàng Kim:

Ra tuồng trên bộc trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm nỡ bỏđi một ngày!

Có ý kiến cho rằng Kiều của Nguyễn Du lý trí quá, hoặc do chính tác giả còn nặng tư tưởng Nho gia nên không dám để cho nhân vật “vượt rào”. Theo chúng tôi, chính vì hiểu, yêu thương và trân trọng người phụ nữ nên tác giả để cho Kiều đứng lại bên bờ ranh giới của đạo đức, của phẩm giá đoan chính quý nhất ở người con gái ;và vì thế nàng Kiều cùng mối tình với chàng Kim cũng đã

được đặt ở vị trí trân trọng nhất trong lòng đọc giả. Đó không phải là thứ đạo đức bình thường hay sự ràng buộc khắt khe của chữ trinh, mà đó là tất cả sự yêu thương và chờđợi, khát vọng và ước mơ

mà người phụ nữ mong mỏi ở tình yêu. Dĩ nhiên, tình yêu không loại trừ niềm hoan lạc mang màu sắc tính dục, nhưng điều người phụ nữ mong muốn nhất là tìm thấy sự hoà điệu trong tâm hồn, niềm

đồng cảm giao hoà giữa đôi tim; thân xác, sự trinh tiết chỉ là món quà quý giá, đẹp đẽ nhất họ sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu như là dấu hiệu cuối cùng khi tìm thấy sự hoà điệu tuyệt đối giữa hai tâm hồn. Kiều đâu phải gỗ đá, bao phen bị đày đọa đến sỉ nhục, tê tái trong kiếp phong trần, Kiều từng cay đắng tiếc nuối và ao ước:

Biết thân đến bước lạc loài, Nhịđào thà bẻ cho người tình chung.

Vậy mà sau 15 năm lưu lạc đoạn trường, gặp lại người yêu, trước cơ hội nối lại tình xưa, Kiều đã cương quyết khước từ:

Người yêu ta xấu với người, Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau! ………

Chữ trinh còn một chút này Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan!

( Truyện Kiều )

Biết từ chối tình yêu, quay lưng với hạnh phúc chính là Kiều biết yêu và dám sống chết, hi sinh trọn vẹn nhất cho tình yêu. Sự cao thượng đó làm ta đau xót, xúc động và ngưỡng mộ vô cùng. Có mấy ai trong cõi trần gian này biết yêu và dám yêu một cách cao thượng như nàng. “ Ứng xử

của nàng thật tuyệt vời. Dấu ấn thẩm mỹ của Nguyễn Du bật lên rõ nét khi ta bắt gặp một nàng Kiều nén lòng rời xa hạnh phúc, một nàng Kiều lớn hơn gấp trăm lần cuộc đời cô trong tác phẩm. Kiều không hạnh phúc nhưng chính nàng đã chỉ ra hạnh phúc cho bao người” [87]

Nếu Kiều của Nguyễn Du nén lòng rời xa hạnh phúc trong vẻđẹp kiêu hãnh của nhân cách, vẻ đẹp cao quý của sự hi sinh thì người phụ nữ trong Mời trầu của Xuân Hương mạnh mẽ đi tìm hạnh phúc cũng trong tư thế ngẩng cao đầu:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi! ( Mời trầu )

Mời trầu chính là mời duyên, người phụ nữ ấy tự giới thiệu về mình thật nhún nhường, khiêm tốn: chỉ là quả cau nhỏ, miếng trầu hôi, không phải trầu quế, trầu hương, cau buồng trái nõn, nhưng nó quý ở tấm chân tình do chính tay Xuân Hương “ quệt”. Và dù mộc mạc, chân quê nhưng món trầu ấy cũng gói trọn thông điệp về một tình yêu nồng thắm thuỷ chung hoà quyện giữa duyên thắm, tình nồng. Tấm chân tình đó hoàn toàn xa lạ với thái độ bạc bẽo, hờ hững, vô tình. Da diết mà không kém phần quyết liệt khi đòi hỏi sự chân thành trong tình yêu, cách nói của Xuân Hương rất gần thái độ của dân gian:

Có thương thì thương cho chắc Bằng trục trặc thì trúc trắc cho xong.

Trở lại văn học trung đại, qua Chinh phụ ngâm,Đặng Trần Côn đề cập đến quyền sống, trân trọng khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, ước mơ được xum vầy trong hôn nhân, hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Đôi lứa yêu nhau luôn mong muốn gắn bó bền chặt như chim liền cánh, cây liền cành, vì vậy có thể nói thử thách lớn nhất của tình yêu chính là sự xa cách. Trong Chinh phụ ngâm, hoàn cảnh chiến tranh khiến chinh phụ phải xa cách chồng, nàng sống trong nỗi sầu muộn nhớ

nhung chồng đến mỏi mòn tuyệt vọng. Nỗi nhớ dằng dặc, khắc khoải được đo bằng chiều dài của thời gian đằng đẵng, chiều rộng của không gian mênh mông và chiều sâu hun hút của cõi lòng cô

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

(Chinh phụ ngâm )

Người chinh phụ tìm cách vượt khỏi cảm giác cô đơn. Nàng soi gương nhưng nhìn vào gương lại hồi tưởng những tháng ngày hạnh phúc xưa, khi cùng chồng bên gương soi bóng, gắng tìm vui trong tiếng đàn thì dây uyên kinh sợ mà đứt, phím loan ngại ngần mà chùng, nàng tìm đến thiên nhiên, nhưng than ôi nhìn cảnh hoa – nguyệt giao hòa khiến lòng người thêm rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

(Chinh phụ ngâm )

Hình ảnh nguyệt hoa đan cài quấn quýt, lúc dãi, in khi lồng, thắm vào nhau, gợi lên rất thực mà vẫn tinh tế hình ảnh lứa đôi ái ân, âu yếm gần gũi, vừa gợi nhớ những giây phút hương lửa mặn nồng bên chồng, vừa thức dậy những khao khát nhục cảm nồng nàn trong khoảnh khắc cô đơn ở

hiện tại trong lòng chinh phụ. Câu thơ mang màu sắc tính dục rạo rực mà vẫn kín đáo khiến người

đọc không khỏi xúc động xót xa trước nỗi niềm khát khao sâu kín, chân thực và rất chính đáng của chinh phụ.

Tiếng lòng khao khát yêu đương nhuốm màu sắc tính dục rõ nhất phải kểđến tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Tác giả đã có những câu thơ thật táo bạo để miêu tả cuộc ái ân mây mưa giữa cung nữ và nhà vua:

Đệm hồng thủy thơm tho mùi xạ

Bóng bội hoàn lấp ló trăng thanh Mây mưa mấy giọt chung tình,

Đình trầm hương khóa một cành mẫu đơn.

(Cung oán ngâm khúc )

Không gian thu hẹp chốn hậu cung, thời gian như ngưng đọng, cuộc ân ái mặn nồng khiến cung nữ

vô vàn hạnh phúc, ân sủng của vua khiến nàng ngỡ mình như mẫu đơn – chúa các loài hoa, nàng tự

dặn lòng sẽ trọn một mối tình chung thủy cùng vua. Vậy mà ngay cả khi bị thất sủng, ruồng rẫy, bị

quên lãng, đôi lúc thui thủi quạnh quẽ chốn khuê phòng, héo hon, tàn úa theo ngày tháng, dù lòng oán trách vua phụ bạc nhưng nàng không thôi ao ước mơ tưởng ái tình:

Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục

Chốn phòng không như giục mây mưa. Giấc chiêm bao những đêm xưa, Giọt mưa cửu bạn còn mơđến rày.

(Cung oán ngâm khúc )

Sống đằng đẵng không tình yêu nàng vô cùng thèm khát ái ân và mãi mộng mị về cuộc ái ân hiếm hoi khi xưa. Ngòi bút Nguyễn Gia Thiều ởđây thật tiến bộ và nhân đạo khi đã thấu hiểu và diễn đạt

đến tận cùng khát khao ái tình của con người.

Tình yêu, khát vọng hạnh phúc trong tác phẩm Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào không chỉ dừng ở khát khao, ở yêu cầu, đòi hỏi, mà hạnh phúc là có thực cả tinh thần lẫn thể xác; sau bao thăng trầm, sóng gió tình yêu đơm hoa kết trái thành hạnh phúc vợ chồng, tình càng đượm càng nồng trong hương lửa ái ân, tình chăn gối :

Xuân sang hoa cỏ gặp thì

Nhịđào mởn tuyết, cánh quì đượm sương. Mây vần giập giập đài dương, Chưa thôi nắng nguyệt lại sang chày kình.

(Song Tinh Bất Dạ)

Tiếng nói khát khao hạnh phúc cá nhân trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng mạnh mẽ, tha thiết không kém. Đặc biệt vấn đề tính dục - một biểu hiện của quan điểm tiến bộ trong tự do yêu

đương, nếu chỉ được đề cập thoáng qua trong các tác phẩm kể trên thì trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương lại được thể hiện tập trung, nhất quán thành hệ thống, thành chủ đề xuyên suốt trong hầu hết các bài thơ Nôm.

Mặt khác, hình ảnh người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng không cam chịu số mệnh, không ai oán khóc than, không phẫn uất tuyệt vọng, hay chỉ biết khoanh tay đợi chờ “ơn mưa móc”; họ dám chủđộng đi tìm tình yêu. Họ mạnh dạn bày tỏ tấm chân tình:

Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,

Đố ai dám thả nạ dòng dòng. ( Giếng thơi )

Họ công khai cổ vũ cho tình yêu đích thực, tình yêu lý tưởng phải là sự thăng hoa cảm xúc giữa hai con người, cả trong đời sống tinh thần lẫn sự hòa hợp về thể xác:

Khéo khéo bày trò tạo hóa công, Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.

Tầng trên tuyết điểm phơđầu bạc, Thớt dưới sương pha đượm má hồng.

Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông.

Đá kia còn biết xuân già giặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung.

( Đá Ông Chồng Bà Chồng )

Họ khao khát mong mỏi có được niềm hoan lạc trong hạnh phúc lứa đôi. Trong thơ nữ sĩ từ

hình ảnh con người đến cả tạo hóa vô tri cũng xuất hiện có đôi có cặp và luôn gợi người đọc liên tưởng đến sự khao khát kết đôi, đến những hoạt động tính giao gắn kết đôi lứa: Đá Ông Chồng Bà Chồng là một khối tình cọ mãi với non sông, quả mít trên cây đang chờ quân tử đóng cọc, con ốc nhồi lăn lóc đám cỏ hôi chờ quân tửbóc yếm, cái quạt hồng hồng má phấnđể chúa dấu vua yêu, để

mát mặt anh hùng, che đầu quân tử, còn trò chơi dân gian đánh đu sẽ chẳng còn gì là thú vị nếu trong cuộc chơi xuânấy thiếu bóng dáng trai tài gái sắc:

Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song.

( Đánh đu )

Khi cần người phụ nữ trong thơ Xuân Hương còn biết đòi hỏi và dám đấu tranh, sẵn sàng bênh vực, bảo vệ cho quyền yêu và được yêu ấy của con người. Vì thế thơ Xuân Hương còn truyền sức sống mạnh mẽ cho người cùng giới và lan tỏa men say tình đến cả thiên nhiên vạn vật; chùm thơ vịnh vật, và thơ tả cảnh của Xuân Hương thấm đẫm tinh thần ấy.

Khát vọng tình yêu trong thơ nữ sĩ cũng lắm cung bậc, khi là tiếng lòng khao khát yêu thương, khắc khoải đợi chờ

Năm canh lơ lửng chờ ai đó Hay có tình riêng với nước non?

( Hỏi trăng ) Khi thì bạo dạn, chủđộng mời gọi: -…Quân tử có yêu thì đóng cọc ( Quả mít ) -…Quân tử có thương thìbóc yếm. ( Ốc nhồi ) Khi là lời khẳng định :

-…Nào nào cực lạc là đâu tá, Cực lạc là đây chín rõ mười.

( Đài khán xuân )

Quả thật, “Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay bổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người. Thơ bà xoay đi, xoay lại, cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)