Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ hiện đạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 64 - 65)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.3.Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ hiện đạ

Văn học trung đại khép lại vào cuối thế kỉ XIX và lịch sử mở ra thời kì hiện đại từđầu thế kỉ

XX. Từđầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kì quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Chỉ không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ

Phục Hưng với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, trào lưu hiện thực phê phán và văn học Cách mạng. Văn học Việt Nam lúc này ví như nàng công chúa ngủ trong rừng được làn gió mới của chàng hoàng tử đến từ phương Tây mang tên “Dân Chủ” đến đánh thức, văn học có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người; nền văn hóa và tâm hồn Việt

đủ điều kiện để vượt qua giới hạn của ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Quốc để tiếp xúc với thế giới hiện đại.

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc, đồng thời đem đến cho những truyền thống ấy một đóng góp của thời đại: tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ thời kì này khác với giai đoạn trung cổ, đem đến cho truyền thống nhân đạo những khía cạnh nội dung mới văn học quan tâm đến đối tượng chủ yếu là những con người bình thường trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo trong thời kì này còn gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Nhiều tác giả đã thể hiện sâu sắc khát vọng sống mãnh liệt của cá nhân, họ đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt xung quanh vấn đề

tình yêu, hôn nhân, gia đình…Xu hướng văn học lãng mạn góp phần rất lớn vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân với những tên tuổi lớn như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Bích Khê…. Trong đó, chúng tôi chọn ra những tên tuổi như Xuân Diệu, Bích Khê thuộc trào lưu văn học lãng mạn; ngoài ra trong nền văn học hiện đại gần đây chúng tôi chọn thêm nhà thơ nữ Vi Thùy Linh làm

đối tượng nghiên cứu vì ở những tác phẩm của họ chúng tôi tìm thấy sự tương đồng với đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà thơ Hồ Xuân Hương xoay quanh vấn đề tính dục.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 64 - 65)