Quan niệm thẩm mĩ mới về tình yêu

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 77 - 81)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.3.2.3. Quan niệm thẩm mĩ mới về tình yêu

Khát khao giao cảm với đời nên Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Bích Khê, hay Vi Thùy Linh còn giống nhau ở chỗ họ đều là những thi sĩ của tình yêu vì tình yêu chính là biểu hiện của niềm giao cảm mãnh liệt và trần thế nhất của con người. Điều đó thể hiện rõ nhất trong số lượng thơ tình chiếm bộ phận lớn trong sự nghiệp sáng tác của họ.

Tập thơ Nôm Hồ Xuân Hương chúng tôi tìm hiểu gồm 40 bài thì hầu như bài nào ít nhiều

đều có đề cập đến tình yêu, tính dục: “ Khẳng định vẻđẹp của thân thể con người chỉ là một nét rất nhỏ trong thơ Hồ Xuân Hương. Bà chủ yếu khẳng định và ngợi ca hạnh phúc trần tục thực tế của con người. Gần như 100% bài thơ có cái tục của bà đều hướng đến tình dục” [61:491].

Xuân Diệu chỉ xét ở hai tập: Thơ thơ ( 1938) và Gửi hương cho gió (1945) được viết trước cách mạng tháng Tám 1945 thì phần lớn là thơ tình mà là thứ tình yêu “vừa có cái cao khiết trong tâm hồn, vừa có cái cường tráng lành mạnh trong nhục thể” [56 ] .

Đời thơ Bích Khê gắn với hai tập “Tinh Huyết”(1939),“Tinh Hoa” (1941) trong đó tập “Tinh Huyết” phần lớn là thơ về tình yêu mang đậm màu sắc tính dục, nhà thơ dám nói thẳng những điều ít ai dám nói như nhận xét của Quách Tấn:“ Thơ Tinh Huyết hoàn toàn mới, mới cả hình thức lẫn nội dung. Bích Khê đưa tâm hồn mình ra phơi bày một cách thẳng thắn, không chút úp mở, che đậy. Những gì thiên hạ e dè không dám nói, Khê đều nói và nói một cách say sưa”[64: 95].

Vi Thùy Linh trong bốn tập thơ: “Khát”( 1999), “Linh” (2000), “Đồng Tử”(2005),“ Vili in love”( 2008), đều có nhiều bài thơ tình khá táo bạo, phóng khoáng. Từ tập thơ đầu tay “Khát” đến tập thơ thứ tư “ Vili in love”, Vi Thùy Linh luôn hướng ngòi bút của mình theo một lộ trình duy nhất: tình yêu

Lộ trình nào cũng về một hướng Tự tiên tri biết: Đường Tình….

( Gặp và xa )

Trong thơ họ, tình yêu hòan toàn vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến. Tình yêu được đưa lên ngang tầm sự sống. Đó là một sự sống trọn vẹn, bao hàm đầy đủở cả hai mặt tâm hồn và thể xác. Họ say sưa ca ngợi tình yêu trần

thế theo những cách khác nhau. Nếu Xuân Diệu coi tình yêu là tôn giáo, là lẽ sống: Làm sao sống được mà không yêu,

Không nhớ không thương một kẻ nào. Thì với Xuân Hương tình yêu là bể ái, nguồn ân, là miền cực lạc:

Êm ái chiều xuân tới Khán đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai. Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng, Một vũng tang thương nước lộn trời.

Bể ái nghìn trùng không tát cạn,

Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi. Nào nào cực lạc là đâu tá,

Cực lạc là đây chín rõ mười ( Đài khán xuân )

Với cái nhìn đi trước thời đại, nữ sĩ đã chỉ ra chính xác tình yêu gắn với nguồn ân ái mới là hạnh phúc trần gian đích thực của đời người.

Nếu thơ Bích Khê nhiều hình ảnh đôi lứa, tràn ngập cảm xúc yêu thương, ân ái đến tha thiết, cuồng nhiệt, chỉ mơ về hình ảnh người em qua bức ảnh mà lòng ông đã tràn đầy khát khao, cuồng si:

Hai vú nàng! hai vú nàng! chao ôi! Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng.

Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động! Tôi run run hãm lại cánh hồn si…..

( Tranh lõa thể )

Thì Xuân Hương đem cả tình yêu từ cõi thực lên cửa chùa buộc nhà sư rời cửa Phật để sống

đúng kiếp người:

Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.

( Sư hổ mang )

Đời sau có Nguyễn công Trứ khi du ngoạn cảnh chùa đem theo cả cô đầu, ảđào nên bị xã hội

đương thời cho là ngông, thử hỏi những bài thơ Nôm của Xuân Hương còn bị đánh giá là ngông nghênh đến mức nào. Thật ra, đó là cái ngông tích cực của những con người ý thức được giá trị bản thân, ý nghĩa của sự sống, muốn vượt lên cái khuôn khổ đạo lí “khắc kỉ phục lễ” khô cứng và hẹp hòi mà vui sống; đó cũng là chỗ gặp nhau của những cá tính mạnh, tài năng lớn mà xã hội đương thời không đủ sức chứa tầm vóc của họ.

Nếu người phụ nữ yêu trong thơ Vi Thùy Linh say trong tình yêu đến quên cả thực tại chỉ

còn thân xác tan biến vào nhau đến vô biên tuyệt đích: Vẫn còn trên từng tế bào em Dư chấn cơ thể anh

(Sư tử buồn)

Thì Xuân Hương lại nhận ra giá trị thực của tình yêu không chỉ là cảm giác xác thịt, là cảm xúc đến rồi đi trong phút chốc, nhất thời, mà chính là cái đọng lại sâu lắng, mãi mãi sau tình, đó là

ham muốn thân xác tầm thường. Trong thơ bà, bao giờchữ tình cũng gắn với chữ nghĩa làm nên vẻ đẹp hài hoà, son sắc, bền chặt:

Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông

(Đá Ông Chồng Bà Chồng )

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa, Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

( Không chồng mà chửa )

Qua so sánh, ta thấy quan niệm về tình yêu của Hồ Xuân Hương vẫn không thiếu chất men say cuồng nhiệt của thơ hiện đại nhưng nó vẫn mang vẻ đẹp, một giá trị thẩm mĩ riêng khi chứa cả

những chiều sâu tư tưởng.

Mặt khác, tình yêu trong thơ các nhà thơ hiện đại cũng mang sắc thái, mức độ, phạm vi rất khác so với tình yêu, tính dục được đề cập trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Ở các nhà thơ hiện đại

đó là thứ tình yêu rất trẻ, bởi các tác giả là những nhà thơ trẻ, họ mang cả vào thơ chất trẻ của cuộc

đời, tình yêu ấy thật mạnh mẽ, mãnh liệt nhất, sôi nổi, say đắm và cuồng nhiệt nhất. Tình yêu ấy vượt trời cao, lấn biển rộng thậm chí muốn thoát cả cõi trần để tìm kiếm sự hòa hợp đến vô biên tuyệt đích ở cõi thiên thai, thậm chí ởđịa ngục( thơ Bích Khê ), nhà thơ khao khát ân ái với tiên nữ, Hằng Nga với cả sọ người, thây ma xác chết ở cõi âm ti. Nhưng rồi cuộc đời thực lại kéo họ về mặt

đất, chứng kiến những qui luật nghiệt ngã, những rào cản không thể vượt qua, tình yêu của họ rơi vào tâm thức cô đơn, bế tắc. Tình yêu của Hồ Xuân Hương là tình yêu của một con người sống thực giữa cuộc đời và đi tìm một tình yêu có thực, một hạnh phúc đời thường giản dị, không chút ảo tưởng:

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi

( Mời trầu )

Bạn thấy đó ước mơ của nữ sĩ thật bình dị, một tình yêu nồng thắm, một tấm chân tình đơn sơ; nhà thơđâu cần lên tiên để tìm, đâu cần vào mộng để gặp, nhà thơ tìm kiếm hạnh phúc giản dịấy ngay trong cuộc đời thực; mà cuộc đời này sao bạc với khách đa tình đến thế; mơước nhỏ bé ấy nhà thơ

chưa được một lần nếm trải trọn vẹn; khao khát thật nhiều mà chỉ gặp đắng cay nên nữ sĩđã viết về

tình yêu bằng chính cuộc đời mình – cuộc đời của hai lần lấy chồng đều làm lẽ, nếm trải hết tủi hờn của kiếp chồng chung:

Năm thì mười hoạ chăng hay chớ, Một tháng đôi lần có cũng không.

Cốđấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn mướn không công.

( Làm lẽ )

Có lẽ vì thế mà tình yêu hay những vấn đề tính dục đề cập trong thơ Hồ Xuân Hương theo chúng tôi lại giản dị nhưng rất thật và chân thành hơn cả.

Những nhà thơ tình của chúng ta đã đưa ra nhiều quan niệm đẹp về tình yêu: tình yêu phải có sự say đắm của thân xác nhưng cũng không thể thiếu cái sâu nặng của nghĩa tình, tình yêu là những giấc mơ hoan lạc không cõi đời, cõi trời nào ngăn được, nhưng tình yêu ở cõi đời vẫn là tình yêu thực và đẹp nhất.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)