Quan niệm thẩm mĩ mới về thiên nhiên

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 75 - 77)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.3.2.2.Quan niệm thẩm mĩ mới về thiên nhiên

Xưa nay vịnh cảnh ngụ tình là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc được dùng trong thơ ca. Thơ

Hồ Xuân Hương và các tác giả dòng thơ hiện đại cũng không vượt ngoài môtip quen thuộc đó. Nhưng nếu cái tình ngụ trong thơ cổ thường mang màu sắc ước lệ: đề cao tấm lòng yêu nước thương dân của các bậc công thần, tình yêu thiên nhiên của bậc sĩ phu ưu thời mẫn thế, tình cảm cao cả của những trái tim nhân đạo chan chứa yêu thương con người….thì Hồ Xuân Hương và các tác giả dòng thơ hiện đại lại trần tục hóa hình ảnh thiên nhiên, cho thiên nhiên mang vẻ đẹp của con người – vẻđẹp xuân thì, gợi tình, thiên nhiên biết tìm đến nhau để giao tình. Đọc thơ họ ta bắt gặp thiên nhiên và con người đặt trong mối quan hệ khắng khít như hình – bóng. Hình thiên nhiên được miêu tả trong thơ mang bóng dáng khát vọng của con người. Hình và bóng cứ thế song hành, soi chiếu lẫn nhau. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ tình hiện đại giống nhau khi nói lên ngôn ngữ của tình yêu mang màu sắc tính dục rõ nét.

Với Xuân Diệu, vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của người thiếu nữ xuân thì đầy gợi cảm. Xuân Diệu thấy: “Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ”, còn “Tháng giêng ngon như cặp môi gần” khiến nhà thơ không ngăn được lửa tình, muốn vồ vập, ngấu nghiến cho thỏa si mê “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”….

Đến ngòi bút tài tình của Bích Khê thì một loài hoa (Đồ mi hoa), một loại trái cây (Quả măng cụt) đến một danh lam thắng cảnh (Ngũ Hành Sơn) cũng được nhìn trong dáng vẻ đầy nhục cảm. Quả măng cụt là vẻđẹp thiếu nữ ngọt ngào, thơm mát mời gọi khách qua đường :

Múi trắng sao như ngọc! Múi mát tợ thịt thơm!

Môi hoa ai mời mọc- Ngọt lịm đến linh hồn.

( Quả măng cụt )

Ngũ Hành Sơn mang dáng vẻ gợi cảm của thân thể phụ nữ ẩn hiện trong mây núi chờn vờn làm bước chân du khách ngỡ lạc chốn Thiên Thai:

Hiện lên đôi thạch nhũ Sữa trắng như tuyết pha Nhi nhỉ nơi một vú…. Chàng ơi, lòng vữa sao Khi hứng giọt thơm ngào! ( Ngũ Hành Sơn )

Thiên nhiên trong thơ Vi Thuỳ Linh là hình ảnh người phụ nữ dâng hiến: Biển bốc cháy!

Những núi vú ưỡn lên nóng bỏng Những núi vú non tơ sáng rực

Định hướng lại mọi luồng hải đăng Bứt tung hàng khuy áo cảng

Dâng hiến đường sâu triều khát…. ( Biển bốc cháy )

Ở mặt này, ta thấy thơ hiện đại ít nhiều có bóng dáng của thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nghệ thuật thi vịnh. Hồ Xuân Hương có cả một hệ thống thơ vịnh vật, vịnh cảnh mà ở đấy thiên nhiên cũng mang màu sắc tính dục, đặc biệt nữ sĩ chọn lựa rất khớp và khéo léo những con vật, đồ

vật, cảnh vật để ám chỉ đến các bộ phận sinh dục, các hoạt động tính giao; chỉ khác cái nhìn thiên nhiên của Xuân Hương táo bạo nhưng cách thể hiện lại vô cùng tinh tế, khéo léo qua cách nói ẩn dụ, hai nét nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm cứ hoà quyện vào nhau khó tách bạch. Nào là cái giếng thơi mang vẻđẹp của người thiếu nữ thanh tân trong trắng:

Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng

( Giếng thơi )

Hay cái quạt thiên biến vạn hóa: mỏng – dầy, chành ra – khép lại cũng đủ làm anh hùng quân tửđến

đấng vua chúa kia đều phải say mê điên đảo

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dán tự bao giờ.

Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

Trên hành trình du ngoạn suốt chiều dài đất nước, bước chân nữ sĩđi qua bao chốn non xanh nước thẳm là bấy nhiêu tình tứ của thiên nhiên đều được nhà thơ hóa thân vào con người: Động Hương Tích, Hang Thánh Hóa, Kẽm Trống, Quán Khánh, Đèo Ba Dội, Chùa Thầy….Thử đọc lại bài thơ sau ta có cảm giác nhưđang đứng trước hang Cắc Cớ, tai nghe tiếng nước rơi, mắt nhìn thấy hình dáng cái hang và tay hầu như có thể chạm lên kẽ hang phủđầy rêu. Không dừng ởđó trí tưởng tượng còn đưa ta như chu du khám phá một thế giới khác thế giới của con người với những miền cõi hữu tình mà đã là người khó thể làm ngơ:

Trời đất sinh ra đá một chòm, Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.

( Hang Cắc Cớ )

Cảnh vật sẽ chỉ là hang, kẽm, đèo, động….vô tri vô giác nếu không được nhìn ngắm, phát hiện bởi

đôi mắt con người và theo thời gian với qui luật nghiệt ngã: còn - mất, thịnh - suy, hưng – phế, hợp – tan, vạn vật rồi cũng tan biến trở về với cát bụi. Chính cách Xuân Hương khoác lên cảnh cái tình, sức sống, cái linh hồn, dáng vẻ của con người là cách nữ sĩ đã bất tử hóa thiên nhiên vào trong thi ca.

Đúng là thiên nhiên mang dáng vẻ con người - đặc biệt cả bốn nhà thơ mà chúng tôi tìm hiểu

đều miêu tả thiên nhiên trong dáng hình người phụ nữ. Đó là người thiếu nữ mười tám đôi mươi thanh khiết trong thơ Xuân Diệu, là người con gái say đắm hoan lạc trong thơ Vi Thùy Linh, là nàng thơ mờảo sương khói, mang vẻ đẹp liêu trai dưới ngòi bút Bích Khê, có lúc nàng rất thực, rất đời với vẻ đẹp mặn mà duyên dáng kiểu “hương đồng gió nội” trong thơ Nôm Xuân Hương….Bao nhiêu khuôn mặt phụ nữ là bấy nhiêu vẻ đẹp, bấy nhiêu sắc thái, cung bậc yêu. Nàng - người con gái ấy, không chỉ là bóng là hình, nàng còn có linh hồn, linh hồn lên tiếng yêu nên thiên nhiên cũng hóa thành lứa đôi biết tìm đến nhau để giao tình. Cảnh vật vì thế cứ rạo rực, đắm say. Thiên nhiên không còn là những bức tranh thuỷ mặc hùng vĩ, thơ mộng mà vô hồn, thiên nhiên mang màu sắc tính dục, mang bóng dáng con người, có linh hồn, sự sống, khát khao. Nhà thơ như hoá thân vào thiên nhiên, mượn thiên nhiên để nói cho hết, cho tận cùng những khát vọng yêu.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 75 - 77)