Giọng ngợi ca, tự hào, tin yêu

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 108 - 110)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.3.1.Giọng ngợi ca, tự hào, tin yêu

Đây cũng là giọng điệu chung mà chúng tôi tìm thấy khi so sánh ba bộ phận văn học: dân gian, trung đại và hiện đại. Cả ba bộ phận văn học nêu trên đều có chung cảm hứng ngợi ca khi viết về người phụ nữ - đặc biệt là ca ngợi vẻđẹp hình thể và những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ như biểu tượng cho vẻ đẹp nhục thể tự nhiên và sống động nhất của con người, là nguồn khơi dậy cảm xúc ái ân, thức đậy khát khao yêu đương nhuốm màu sắc nhục cảm. Thật khác với quan niệm Nho giáo trước kia cho vẻ đẹp của người phụ nữ là mối hoạ gây nước mất nhà tan, là

điềm bất tường, từđó hình thành nên thái độ miệt thị, rẻ rúng thì văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế

kỉ XIX “ tràn ngập hơi hướng của thân xác và nhục cảm”,“ thân xác và quyền sống của thân xác con người, xem thân xác như một giá trị của con người là tư tưởng mang tính chất thời đại có thể

gặp trong nhiều tác phẩm văn học như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,….” [73:420]. Vén bức màn lễ giáo, người phụ nữ xuất hiện trên thi đàn với vẻ đẹp ngồn ngộn sức sống, ngòi bút thi nhân như run lên vì đắm say, giọng điệu thơ lả lướt, nồng nàn, phóng khoáng:

Dày dày da ngọc tuyết ken, Mày nga khói đượm tóc tiên mây lồng.

( Song Tinh Bất Dạ )

Vẻđẹp ấy như sống động gợi cảm bội phần qua đôi mắt đắm say của kẻ si tình: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên

( Truyện Kiều )

Vẻ đẹp người phụ nữ dù được viết với gịong điệu e dè, kín đáo hay táo bạo, phóng khoáng

đều trang nhã, thanh tao, không gợn cảm giác nhục dục, bản năng. Trước đó, trong văn học dân gian

đã có cả một hệ thống công thức riêng để miêu tả vẻđẹp người phụ nữ như: lông mày lá liễu, mắt lá răm, răng hạt huyền, môi cắn chỉ, cổ tay trắng tròn…Ca dao thường có giọng điệu thật hồn nhiên trong trẻo khi ca ngợi người phụ nữ lao động xuất hiện trong khung cảnh làng quê yên ả gắn với công việc lao động:

Hỡi người đứng ở bên sông,

Càng nhìn, càng đẹp, càng trông, càng giòn. Má hồng như thể tô son,

Đôi môi cắn chỉ trông mòn con ngươi.

Đôi lúc ta củng bắt gặp không ít câu có giọng điệu thật dí dỏm, tinh nghịch khi đề cập đến bộ phận nhạy cảm của phụ nữ:

Người xinh cái bóng cũng xinh, Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.

Theo quan niệm thẩm mĩ của người bình dân, người phụ nữđẹp là người phụ nữ vừa duyên dáng vừa có vẻ đẹp khoẻ khoắn, mặn mà, chắc đậm của người phụ nữ lao động đảm đang quen vén khéo việc nhà, giỏi giang việc đồng áng. Vì thế từ “giòn” gắn với vẻ đẹp của người phụ nữ được dùng thật chính xác gợi nét duyên ngầm hoà với sức sống tràn trề trong vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc của họ. Khéo ở chỗ nhân dân đã hoá giải chuyện khó nói bằng cách nói “cái tỉnh tình tinh” rất có duyên.

Khác với cách nói táo bạo mà vẫn duyên dáng kín đáo của ca dao, văn học hiện đại thật nồng nàn trong giọng điệu ngợi ca người phụ nữ – nguồn sống, nguồn yêu. Giọng thơ thi nhân đa tình như run lên vì say đắm trước vẻđẹp gợi tình của người phụ nữ, ấn tượng của câu thơ mang lại đầy cảm giác nhục cảm:

Có cặp lông mày phớt ráng đêm Dậy như men rượu gợi mơ thèm Có gì uyển chuyển trên da thịt

Nức một đường thơm một điệu êm. ( Châu – Bích Khê )

Trong khi đó, thơ Nôm Hồ Xuân Hương lại thể hiện quan niệm thẩm mĩ tương đồng với ca dao, Hồ Xuân Hương cũng có giọng điệu yêu thương, tự hào khi viết về vẻ đẹp của người phụ nữ,

đặc biệt giọng điệu nữ sĩ vừa tinh tế vừa thằng thắn, không chút ngại ngần khi đưa vào thơ hàng loạt hình ảnh tập trung miêu tả các bộ phận sinh thực khí của giới nữ :

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa Duyên em dính dáng tự bao giờ. Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. ( Cái quạt I ) Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,

Một lạch đào nguyên suối chửa thông. ( Thiếu nữ ngủ ngày ) Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,

Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá diếc le te lách giữa dòng.

( Giếng nước )

Thật muôn màu muôn vẻ, mỗi câu thơ lại gợi ra một vẻ đẹp riêng qua giọng điệu khi mộc mạc dân dã với ngôn ngữ bình dân: lỗ, gò, lạch, mép…, khi điêu luyện, tinh tế, lấp lửng với cách nói nước

đôi giàu cảm giác, cảm xúc khơi dậy đến tận cùng sức liên tưởng của màu sắc: trắng phau phau, trong leo lẻo…của động tác: chành ra, khép lại, lún phún leo, le te lách…của trạng thái: da còn thiếu, thịt vẫn thừa, sương còn ngậm, suối chửa thông….Thật là cả một bản đại hợp xướng tuôn chảy dào dạt giai điệu của sức sống, vẻ đẹp thanh tân giàu nữ tính nhất của cơ thể phụ nữ mà xưa nay hiếm thấy trong văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ không có giọng điệu quá e ấp kín đáo như trong thơ các tác giả dòng văn học viết cùng thời cũng không quá sục sôi rạo rực như cách thể hiện khát yêu, khát tình của một số nhà thơ hiện đại, giọng điệu thơ Hồ

xuân Hương thật gần với giọng điệu mượt mà rất có duyên của ca dao mà vẫn hừng hực một sức sống khoẻ khoắn, thanh tân.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀTÍNH DỤC TRONG THƠNÔM HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘSO SÁNH (Trang 108 - 110)