Nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 62 - 66)

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.

3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển kinh tế, Chính Phủ với vai trò hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế vĩ mô đã cố gắng xây dựng ngành thương mại Việt Nam trở nên vững mạnh. Bất kỳ một chính sách nào được thực hiện, đặc biệt là chính sách thương mại luôn có tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đến các chủ thể trong nền kinh tế với khái niệm kẻ thắng và người thua, quan trọng đó là làm sao hoạch định các chính sách mà có thể trung hoà lợi ích trên. Để thực hiện được trọn vẹn các chức năng và nhiệm vụ của mình, Nhà Nước phải tập trung thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Phát triển và xây dựng thương hiệu là một trong những phương thức khẳng định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế là rất nhiều mặt hang có chất lượng của Hà Nội khi xuất khẩu ra nước ngoài phải mang thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài mới bán được. Mặc dù muốn có thương hiệu mạnh phải xuất phát từ nội lực. Nhưng Nhà Nước có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp trong thị trường trong nước và trên trường quốc tế. Doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của Nhà Nước xây dựng thương hiệu cho mình là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra trên thị trường, góp phần nâng cao việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Hà Nội có lợi thế hơn các địa phương khác đó là có thể nắm bắt nhanh các thông tin đầu vào sản xuất, chi phí dịch vụ xuất khẩu thấp. Doanh nghiệp là chủ thể của nền kinh tế nên doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mạnh, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của Hà Nội. Chính vì vậy, làm gì để ngành thương mại Hà Nội xứng đáng với vị thế của nó là vấn đề trọng tâm của thương mại Hà Nội giai đoạn tới.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước của ngành thương mại.

Đẩy nhanh và mạnh tiến đọ thực hiện cải cách hành chính trên các lĩnh vực: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính; xây dựng bộ máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm của cả nước và Hà Nội trong những năm vừa qua với mục tiêu hiện đại hoá, minh bạch hoá và nâng cao hiệu quả nền hiệu quả nền hành chính Nhà Nước. Tiếp tục cải cách, hoàn thiện và đơn giản hoá thủ tục hành chính; mặc dù đã rất cố gắng trong công tác này nhưng Hà Nội vẫn chưa được đánh giá là địa phương than thiện với doanh nghiệp trong việc tối đa hoá thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Do vây, thời gian tới đây vẫn là một công tác Hà Nội cần phải đẩy mạnh.

Trong những năm vừa qua, Hà Nội vẫn chưa xây dựng được bộ máy hành chính hiện đại và có đủ năng lực. Qua trình xây dựng pháp luật và thực hiện cơ chế một cửa vẫn còn nhiều bất cập; thủ tục một của ở đây chỉ là cửa nhận hồ sơ, còn giải quyết hồ sơ vẫn không thay đổi.

Cần tập trung, phối kết hợp xây dựng đồng bộ hệ thống dịch vụ tài chính, các thị trường như thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, và thị trường chứng khoán, nơi có thể huy động vốn cho những dự án đầu tư.

Tiếp tục đâùu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành thương mại, đây là công cụ đắc lực cho một nền thương mại điện tử, đẩy mạnh hơn nữa quá trình tin học hoá trong quản lý Nhà Nước về thương mại Hà Nội. Đẩy mạnh hơn nữa việc truy cập đủ các nguồn thông tin thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin và công tác xúc tiến thương mại. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và Internet thì chi phí kinh doanh đã giảm đáng kể, đặc biệt là chi phí giao dịch và phân phối trong các doanh nghiệp thương mại. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và mạng Internet thì mô hình thương mại điện tử là xu thế tất yếu, đò hỏi các doanh nghiệp phải có sự đổi mới trong phương thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường, than thiện hơn với khách hang với các dịch vụ chăm sóc khách hang tốt hơn. Mặt khác, trình độ thẩm mỹ và đòi hỏi của người tiêu dung ngày càng cao nên các doanh nghiệp phải tự mình đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, nâng cao chất lượng và luôn luôn trong tình trạng cải tiến, bám sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung. Đồng thời, trong giai đoạn mới, muốn ttồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cũng phải thu hút và giữ nhân tài nên phải đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ như các hình thức khuyến khích lương, thưởng và tăng cường tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài vào kinh doanh, đem lại sự lựa chọn có chi phí thấp cho các hoạt động sản xuất, tiếp thị, dịch vụ khách hang, giao hang và lưu kho.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam phải chấp nhận cuộc chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Sở thương mại Hà Nội là cơ quan đại diện cho Nhà Nước với vai trò tham mưu cho Thành phố trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại là một việc làm cấp bách cần phải thực hiện ngay trong lộ trình cụ thể. Quản lý Nhà Nước phải làm tốt vai trò là “bà đỡ” cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phát triển thương mại trong những năm tới là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường và củng cố thương mại nội địa,

một khâu quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Phân công, phân cấp quản lý Nhà Nước về thương mại cần triệt để hơn gắn liền với công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc. Hoàn thiện thể chế giải quyết các yêu cầu của công dân, tổ chức mà chủ yếu là thể chế tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động cấp giấy phép…theo hướng thông thoáng, đơn gián hoá và đảm bảo tính minh bạch, công bằng, công khai, tính pháp lý, hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà Nước. Hà Nội cần triển khai nhanh và mạnh việc xây dựng Chính Phủ điện tử, cung cấp đến mọi người dân mọi thông tin mà cơ quan công quyền cung cấp. Quan tâm nâng tầm văn hoá công sở của đội ngũ công chức hành chính, đề cao kỷ luật thi hành công vụ.

Hà Nội tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đầu tư, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ và tôn vinh sản phẩm. Đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư khoa học công nghệ, khuyến khích hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở chế biến; hỗ trợ các doanh nghiệp ở làng nghề truyền thống, hợp tác xã dịch vụ; Thành phố Hà Nội cần thành lập một số trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ về công nghệ, nghiên cứu khoa học để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao.

Đẩy mạnh công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Phối hợp các cơ quan Trung ương, các tổng công ty mạnh để xây dựng, phát triển các tổng công ty, tập đoàn kinh tế trên địa bàn. Tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp theo ngành hang, theo quan hệ liên kết về kinh tế, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm hình thành các doanh nghiệp đầu đàn hoặc công ty mẹ đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp các doanh nghiệp Nhà Nước trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ để nhanh chóng tạo cơ sở hạ tầng cần thiết; mở rộng quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà Nước. Chọn lọc và đưa ra một số tiêu chí chuẩn xác cho các doanh nghiệp Nhà Nước cần giữ lại sở hữu Nhà Nước 100% vốn hoặc cổ phần khống chế; trong đó nhấn mạnh tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Hiện các doanh nghiệp Nhà Nước Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do đó trong quá trình đổi mới cần hết sức cẩn trọng. Doanh nghiệp nào đang hoạt động hiệu quả cần được hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng cổ phần hoá Nhà Nước tránh rơi vào tình trạng tư nhân hoá; song song với việc đổi mới cần xây dựng cơ chế hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển, giảm dần vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp Nhà Nước trong nền kinh tế Hà Nội.

Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng thị trường nước ngoài thông qua công tác xúc tiến thương mại của Thành phố Hà Nội.Công tác xúc tiến thương mại cơ bản là cung cấp thông tin, trong đó bao gồm cả thông tin về tư vấn pháp lý thương mại, là cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính xác và chính thống về những thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Tăng cường sử dụng những công cụ tài chính hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính và bảo hiểm xuất khẩu; đẩy mạnh liên kết giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư của Hà Nội, hai công tác này nếu phối hợp tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - thương mại. Hà Nội cần quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội như lao động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w