Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 47 - 51)

2001 2002 2003 2004 2005 1 Kim ngạch (triệu USD) 1.502 1.641 1.819 2.313 2

2.3.3.Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nộ

triển thương mại của thủ đô Hà Nội

Thông qua thực trạng phát triển thương mại và quản lý Nhà Nước về thương mại của thủ đô Hà Nội trong những năm vừa qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng thì quản lý Nhà Nước nắm một vai trò rất quan trọng, quyết định đường lối, chính sách, chủ trương và cách thức triển khai thực hiện các chính sách đó. Đối với Hà Nội thì luận điểm này càng thể hiện rõ vì đây là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, nơi tập trung tất cả các cơ quan đầu não của một đất nước và là bộ mặt của cả dân tộc.

Đường lối phát triển đúng đắn có thể đưa Hà Nội đến với những thành công ngoạn mục chính là phát triển một số ngành có lợi thế trong nước và hướng mũi nhọn ra xuất khẩu. Quan trọng đó chính là xác định những nhóm ngành hang mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh vì thực tế hiện nay tỷ trọng thương mại Việt Nam quá bé nhỏ trên thị trường thế giới, các mặt hang xuất khẩu không có tác động đáng kể nhưng một số mặt hang nhập khẩu lại chịu tác động rất lớn các biến động thế giới như xăng dầu, thép, …Thêm vào đó phải xác định các ngành hang mà có sự phối kết hợp hài hoà một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng, một hệ thống lưu thông được bôi trơn cả đầu ra lẫn đầu vào đối với ngành thương mại Hà Nội, tạo nên một mối liên kết chặt chẽ dựa trên cơ sở lợi ích giữa ngành thương mại-dịch vụ và du lịch; Đây là những mối quan hệ tương hỗ cơ bản tạo ra giá trị gia tăng của ngành, sự hợp tác càng chặt chẽ và hài hoà thì năng suất lao động càng cao và hiệu quả thu đuợc càng lớn, đến lượt nó lại là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay thì ứng dụng thương mại điện tử là không thể thiếu và đưa lại những lợi ích to lớn, nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể bao gồm thương mại-dịch vụ và du lịch, là công cụ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Để phát triển được thị trường xuất khẩu và các mặt hang xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế thì vai trò của Chính Phủ trong việc đàm phán về mở cửa thị trường cũng như các công tác bảo hộ thị trường phải được làm rất tốt. Thực tế cho thấy rắng, tất cả các nước kể cả nước đang phát triển đều có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước bằng các rào cản thương mại nhằm ngăn cản hang hoá cán nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa nhưng các nước cũng không thể phát triển nếu không tham gia vào thương mại quốc tế. Vì vậy, các quốc gia phải tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương nhằm đi đến những thoả thuận để hài hoà hai mực đích trên, các quốc gia sẽ mở cửa thị trường cho nhau trên cơ sở giảm bớt và loại bỏ dần các hang rào thuế quan và phi thuế quan. Đây là xu thế phát triển chung của toàn cầu, trở thành trào lưu- xu hướng tự do hoá thương mại ở khu vực và trên trường quốc tế. Cụ thể Việt Nam đã tham gia vào khu mậu dịch tự do ASEAN, khu vực thương mại tự do AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO, trên cơ sở này các nước trong tổ chức sẽ dành cho Việt Nam những điều

kiện thương mại thuận lợi hơn so với các nước không phải là thành viên nhưng cũng mang tới cho Việt Nam, Hà Nội không ít nguy cơ và thách thức. Chính vì thế, Chính Phủ phải cẩn trọng trong việc đàm phán và ký kết các điều ước về thương mại quốc tế và thông thương giữa các nước.

Bên cạnh chú trọng phát triển thương mại với các mặt hang xuất khẩu thì môi trường nội địa có tác động rất lớn tới khả năng gia nhập ngành cũng như cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thực vậy, có rất nhiều nhân tố của môi trường nội địa tác động đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội như: môi trường cạnh tranh nội địa và nước ngoài; mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp tới nguồn vốn trong nước và nước ngoài, tài chính của các doanh nghiệp dành cho ứng dụng khoa học công nghệ; mức độ ứng dụng thông tin của các cơ quan Chính Phủ và Nhà Nước và mức độ phổ cập tới các tầng lớp dân cư; các chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của Chính phủ; các chính sách thuế và chính sách xuất nhập khẩu; công tác triển khai và hỗ trợ xuất khẩu; công tác hỗ trợ thông tin của Chính Phủ tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là việc cung cấp các dịch vụ vận tải hang hoá, thông tin, tín dụng cũng như thúc đẩy thị trường trong nước và dẫn đến tăng cung đối với các doanh nghiếp xuất-nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu. Do đó, muốn phát triển thị trường và thương mại nội địa phải nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà Nước về thương mại theo hướng coi trọng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại đi kèm với hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và xây dựng khả năng thương mại của Hà Nội.

Công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn ngay nay là một công cụ không thể thiếu trong quản lý Nhà Nước về thương mại, đó là nền tảng để xây dựng một Chính Phủ điện tử và thương mại điện tử, góp phần cung cấp toàn bộ các dịch vụ công của chính quyền Thành phố và các ngành thương mại lên Internet, nhằm minh bạch hoá các thủ tục hành chính, tiện lợi nhanh chóng đối với các doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước của ngành cũng như là một lực đẩy góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Thủ đô và đất nước.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng phát triển thương mại Hà Nội và quản lý Nhà Nước về thương mại trong 10 năm (1996-nay) đã rút ra được một số kết luận sau:

Ngành thương mại Hà Nội giai đoạn này đã thu được những thành tựu to lớn, đáng khâm phục, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên liên tục, đa dạng hoá và

phong phú thị trường cùng những mặt hang xuất khẩu, thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới, thương mại nội địa cũng được quan tâm và phát triển đúng tầm.

Quản lý Nhà Nước về thương mại đã có rất nhiều đổi mới tích cực trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, chưa đáp ứng được các đòi hỏi trong thời kỳ đổi mới. Đó là việc xây dựng thể chế thị trường còn yếu, công tác quy hoạch chưa thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng và phát huy đuợc hiệu quả, các thủ tục hạnh chính còn rườm rà và gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, tư duy quản lý còn chịu nhiều ảnh hưởng của lề thói cũ, bộ máy tổ chức và công tác cán bộ còn nhiều bất cập; công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều kẽ hở, thiếu sự phối kết hợp giữa các cấp và các ngành.

Qua phân tích thực trạng phát triển thương mại và quản lý Nhà Nước về thương mại cũng đã ghi nhận những thành tựu đã đạt được và chỉ rõ nhưngx vấn đề còn tồn tại, rút bài học kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp trong giai đoạn mới.

Chương III

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 47 - 51)