Công tác xây dựng và triển khai chính sách.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 31 - 39)

2001 2002 2003 2004 2005 1 Kim ngạch (triệu USD) 1.502 1.641 1.819 2.313 2

2.2.1. Công tác xây dựng và triển khai chính sách.

Hoạch định chính sách là bước đầu tiên và có điều kiện tiên quyết trong bốn bước của một quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Chính vì thế, chất lượng của hoạch định chính sách càng cao thị hiệu quả của việc thực hiện càng lớn.

Đối với công tác hoạch định chính sách thì UBND thành phố Hà Nội bên cạnh việc tuân thủ các quy luật của thị trường còn chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế, đổi mới sâu rộng cả về chất lượng và tầm nhìn trong việc hoạch định chính sách, nhằm đáp ứng được các yêu cầu cho quá trình phát triển hiện tại và khả năng phản xạ với những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế.

Sở thương mại Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 của UBND thành phố Hà Nội; tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn thành phố bao gồm các lĩnh vực sau: lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập thương mại quốc tế, quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công của ngành thương mại trên địa bàn thành phố, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật [57].

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong quá trình đổi mới, hoạch định chính sách được đặt ở vị trí trọng tâm của quản lý Nhà nước và thực sự đã có những đổi mới đáng kể khích lệ cả về nhận thức và xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường, phát triển hoạt động thương mại nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội trong quá trình đổi mới kinh tế. Nhận thức được tầm nhìn đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều bước đổi mới cơ bản và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển. Quan điểm đã được cụ thể hoá rất rõ ràng trong Đại hội X Đảng bộ thành phố Hà Nội: “Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ổn định và phát triển được và đề ra mục tiêu từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý của thủ đô” và “phải xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại”; “công nghiệp phải tiến lên trình độ hiện đại, có những ngành mũi nhọn, dịch vụ phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn…kinh tế đối ngoại bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước XHCN khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế”.

Đại hội XI Đảng bộ thành phố Hà Nội (1990) đã đề ra phương hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là “công nghiệp- thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp” và đến Đại hội XII Đảng bộ thành phố đã có một số thay đổi về việc ưu tiên phát triển du lịch và cơ cấu kinh tế Hà Nội được xác định là “Công nghiệp- thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp”

Đến Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII lại nêu rõ: “Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh

tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhiều việc làm; nâng cao trình độ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh kinh tế của thủ đô” và cơ cấu kinh tế vẫn là: “Công nghiệp- thương mại, du lịch, dịch vụ- nông nghiệp”, đồng thời đề ra phương hướng cho giai đoạn tiếp theo đó là chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ- công nghiệp-nông nghiệp”. Và Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV (12/2005) lại tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm tạo nền tảng phát triển kinh tế, có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám và giá trị cao, có giá trị gia tăng lớn, có triển vọng tại thị trường trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi thế so sánh của Hà Nội”.

Thực hiện chủ trương đường lối của nhà nước trong những năm vừa qua, được sự phân công và chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở thương mại Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ là tham mưu cho thành phố trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách về thương mại như: “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2020” (phê duyệt năm 2000), “Quy hoạch cải tạo và phát triển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020” (phê duyệt năm 1998), “Chiến lược xuất khẩu của thành phố Hà Nội thời kỳ 2001-2010” (phê duyệt năm 2001), “Quy hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới”. Trong năm 2005, Sở thương mại tiếp tục triển khai các dự án: “Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; điều chỉnh bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2010, định hướng đến 2020”; điều chỉnh “Chiến lược xuất khẩu của thành phố Hà Nộ thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến năm 2015”; xây dựng “Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của thành phố Hà Nội đến năm 2010”; điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới”.

Thêm vào đó, Sở thương mại cũng tham mưu trình UBND thành phố ban hành nhiều cơ chế, kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, góp phần vào tăng trưởng và phát triển của Hà Nội, ví dụ như Sở thương mại Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy chế “Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng, phát triển và quản lý Hà Nội” (2005); Cơ chế “Khuyến khích đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2006); Cơ chế “Khuyến khích đầu tư kinh doanh rau an toàn, thực phẩm sạch” (2006) đã góp phần đáng kể và khuyến khích mọi

thành phần kinh tế tham gia vào phát triển thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh.

Thực hiện nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/12/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, nghành, UBND các quận, huyện, duy trì tốt 25 tuyến phố văn minh thương mại - trật tự hè phố. Sở thương mại đã tham mưu xây dựng thành công tuyến phố đi bộ tại quận Hoàn Kiếm. Mặt khác, còn trình thành phố ban hành quyết định 142/2004QĐ-UB về “Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố”; xây dựng quy chế về “Cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang chợ, lò mổ gia súc”.

Bên cạnh những thành công và bước tiến vượt bậc trong quản lý Nhà nước, công tác quy hoạch thương mại có khá nhiều hạn chế:

+.Quy hoạch phát triển thương mại chưa được thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về thương mại chưa đảm bảo được sự phối hợp liên ngành theo những mục tiêu phát triển thương mại. Đơn cử như quy hoạch chi tiết là “Quy hoạch cải tạo và phát triển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020” được phê duyệt và làm trước (năm 1998), trong khi đó “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020” (phê duyệt vào năm 2000) lại được thực hiện sau dẫn đến sự không nhất quán, mâu thuẫn và khó lòng triển khai, thực hiện. Đồng thời, lại thiếu sự phối kết hợp giữa Trung Ương và thành phố Hà Nội, giữa thành phố Hà Nội với cộng đồng doanh nghiệp, giữa các sở, ngành của thành phố trong xây dựng quy hoạch/

+.Vai trò và trách nhiệm của Sở thương mại trong việc hoạch định tổ chức hướng dẫn thực hiện cũng chưa được đầy đủ; Các quy hoạch lại chưa dự đoán được xu thế của phát triển thương mại, đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hoá của Hà Nội cũng diễn ra mạnh mẽ…nên dẫn đến quy hoạch vừa xây dựng xong đã nhận thấy không phù hợp, lại điều chỉnh dẫn đến tình trạng chắp vá, và không thống nhất.

+.Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thương mại còn hạn chế, nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch thương mại; dẫn đến các quy hoạch thương mại đã được phê duyệt nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến các ngành, các cấp, các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

hoạch thương mại của các tỉnh, thành phố trong vùng nên chưa tạo ra liên kết thương mại của vùng, không phát huy được hiệu quả của các công trình thương mại. Như ở các khu vực giáp ranh giữa thành phố và các tỉnh lân cận, do chưa có sự phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch nên còn tình trạng xây dựng các chợ đầu mối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu quá gần nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

2.2.2. Xây dựng cơ chế - tổ chức bộ máy – công tác cán bộ.

Trong những năm vừa qua, xây dựng và hoàn thiện thể chế về thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xem là công tác trọng tâm trong quản lý Nhà Nước mà thành uỷ, UBND Thành Phố và ngành thương mại đặt ra.

Nhằm đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thành phố Hà Nội đã tổ chức các tổ công tác liên ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân Dân và UBND Thành phố, các quy định và giải pháp thực hiện của các cấp, các Ngành của Thành Phố nhằm sửa đổi bổ sung theo quy định và cam kết WTO trong đó đặc biệt chú trọng đến các Văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại. Đồng thời, thực hiện các công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết liên quan đến thủ tục hải quan, trong đó thì Hải quan Hà Nội đã thực hiện một số nội dung như sau: hoàn thiện các mẫu tờ khai, thay đổi quy trình hải quan, tiến hành phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu theo danh mục hài hoà và mô tả hàng hoá (công ước HS), xác định trị giá tính thuế đối với hang hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hiệp định trị giá GATT/WTO, quy định về tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, việc xây dựng thể chế kinh tế và pháp luật một mặt phải phù hợp với các cam kết quốc tế, một mặt phải tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam. Nhanh chóng xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu của hội nhập là điều kiện cần, quan trọng hơn là vấn đề thực thi pháp luật; đơn cử như chúng ta đã tham gia Công ước Bern, các cam kết khi gia nhập WTO… chứng tỏ Việt Nam không hẳn là thiếu các quy định phù hợp mà là khả năng thực thi các văn bản pháp luật còn yếu.Chính điều này đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Một môi trường kinh doanh thuận lợi là cơ sở cho sự phát triển thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại được nghiêm minh, Ngành thương mại Hà Nội đã cung cấp cho mọi cán bộ công chức đầy đủu nhất thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà Nước để vận dụng giải

quyết các công việc theo đúng chức trách và thẩm quyền. Phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực thương mại nhằm đảm bảo hiệu lực trong công tác quản lý Nhà Nước, giữ giàn kỷ cương và văn minh thương mại Hà Nội; phân định rõ rang chức năng cũng như quyền hạn về quản lý Nhà Nước về thương mại từ sở đến các quận, huyện và toàn bộ công chức của ngành thương mại nhằm tránh tình trạng lạm quyền cũng như nguy cơ cha chung không ai khóc.

Bên cạnh những tiến bộ của quản lý Nhà nước về thương mại đối với hang hoá xuất nhập khẩu, công tác quản lý nhà nước về thương mại nội địa cũng thu được những thành quả to lớn, có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương cả về nhận thức, nội dung lẫn phương pháp và công cụ quản lý. Đã chuyển đổi căn bản từ việc chỉ chú trọng đến việc quản lý doanh nghiệp, quản lý các mặt hang thuộc diện cấm, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sang việc xây dựng, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, luật pháp; Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế điều tiết cung cầu trên thị trường, giá cả thị trường, tìm các giaỉi pháp mở rộng thị trường, phát triển các hoạt động thương mại nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước trong từng giai đoạn. Tổ chức kiểm tra và thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc kinh doanh đúng pháp luật, định kỳ theo dõi diễn biến giá cả thị trường, đề xuất UBND Thành phố Hà Nội ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại nội địa.

Đẩy mạnh công tác phân công và phân cấp quản lý theo đúng chủ trương thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Thành Phố Hà Nội, tạo điều kiện thông thoáng cho các đối tượng kinh doanh, Sở thương mại Hà Nội đã tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội phân cấp cho UBND các Quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá cho hộ kinh doanh cá thể tại Quyết định số 168/2004/QĐ-UB ngày 16/11/2004, ngày 6/9/2005 UBND Thành Phố Hà Nội có quyết định số 136/2005/QĐ-UB phân cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas cho hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, quản lý Nhà Nước về thương mại Hà Nội vẫn còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn trong công tác quản lý. Ví dụ như công tác cấp giấy phép về quảng cáo thương mại: theo luật thương mại sửa đổi bổ sung năm 2005 và nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết về Luật thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại thì Bộ Thương mại phân cấp cho các sở thương mại và Thương mại – Du lịch các tỉnh/thành phố cấp giấy phép hoạt động xúc tiến thương mại, và quảng cáo thương mại dĩ nhiên cũng là một phần trong công tác xúc tiến thương mại. Nhưng cũng theo phân công, phân cấp

của Chính Phủ thì Bộ văn hoá thông tin lại chịu trách nhiệm về cấp giấyphép quảng cáo, nên Bộ văn hoá thông tin cũng phân cấp cho Sở văn hoá thông tin các tỉnh/thành phố cấp giấy phép quảng cáo, trong đó có quảng cáo thương mại, dẫn đến chồng chéo và không rõ rang, gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w