Định hướng phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 54 - 58)

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.

3.1.2. Định hướng phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020.

Định hướng phát triển thương mại nằm trong quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Nội để tạo nên sự đồng nhất và đồng bộ trong việc thực hiện.Trong chiến lược về phát triển thương mại thì việc hoạch định chính sách xuất khẩu và phát triển thương mại nội địa cần phải đặt ở vị trí trọng tâm, xây dựng một mối quan hệ tương hỗ, tạo nên một sự gắn kết trong một chiến lược thương mại.

3.1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Phải coi xuất khẩu là mũi nhọn, là đòn bẩy quan trọng để phát triển sản xuất và thương mại Hà Nội, Hà Nội phải trở thành đầu mối trung tâm xuất nhập khẩu của cả nước, có quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng và hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới, đa phương hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.Trong từng thời kỳ phải xác định được mặt hang chủ đạo và thị trường xuất khẩu chủ lực để đầu tư phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu hang xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu. Đến năm 2010 sản phẩm chế biến chiếm 60%, dịch vụ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Đến năm 2020, con số đó tăng lên là 65% và 25%.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm sản phẩm có lợi thế, có tốc độ tăng trưởng, có tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu; đồng thời tập trung phát triển mạnh các nhóm sản phẩm mặc dù còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có giá trị gia tăng lớn, hoặc tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 10: Định hướng một số nhóm hang xuất khẩu chủ lực của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020.

Mặt hàng Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Nông - Thủy sản 606,6 893 1.600 Dệt - May 581,0 777 900 Da - Giày 110,0 232 350 Thủ công mỹ nghệ 100,6 217 335 Điện tử, tin học, viễn thông 649,7 1.474 1.650 Cơ kim khí 103,4 237 450 Vật liệu xây dựng cao cấp 60 200

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội.

giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Duy trì và giữ vững các thị trường xuất khẩu trọng điểm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN, Trung Quốc, đồng thời chủ động thâm nhập, phát triển them các thị trường mới: châu Phi, các nước Đông Âu, các nước Liên Xô cũ.

Bảng 11: Định hướng thị trường xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội đến năm 2010 và 2015

TT Thị trường Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 1 EU (25) 18,8% 21-22% 22-23% 2 Hoa Kỳ 14,0% 17-18% 19-20% 3 Nhật Bản 13,0% 13-13,5% 14-15% 4 ASEAN 16,4% 14-15% 13-14% 5 Trung Quốc 11,7% 12-13% 12-14% 6 Hàn Quốc 2,7 3% 3% 7 Nga, SNG 2,0 1,5 - 2% 2% 8 Australia 0,5% 1% 1,5% 9 Nam Phi 0,3% 1% 1,5%

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ là vấn đề trọng tâm đối với Hà Nội cũng như cả nước. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ trọng dịch vụ phải chiếm 60% tổng giá trị của GDP thì mới đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các dịch vụ xuất khẩu cấn tập trung phát triển theo thứ tự ưu tiên là: Dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ gia công phần mềm, du lịch, dịch vụ ngân hang-tài chính và dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp…)

Bảng 12: Dự báo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020.

TT Ngành dịch vụ xuất khẩu

Cơ cấu trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Tố độ tăng trưởng 1 Du lịch 20 15-18

2 Xuất khẩu lao động, chuyên gia 10 18-20

3 Phền mềm 15 40-50

4 Dịch vụ tài chính, ngân hàng 15 23-25 5 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (tư vấn, hải quan,…) 10 60-65 6 Vận tải, chuyển tải hàng hóa 7 20-25

7 Giáo dục 2 10-15

8 Y tế 3 15-18

9 Các dịch vụ khác 18 18-20

Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội [41]

nâng cao chất lượng của các ngành dịch vụ. Tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, cũng như đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu dịch vụ. Phát triển dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hang và tận dụng tối đa năng lực của mạng lưới có sẵn hiện nay.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế hang nhập khẩu; tăng tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (CPI) lên khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố vào năm 2010, năm 2020 là 55%.

Nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu phải theo hướng làm tốt vai trò hạt nhân trong việc định hướng, mở rộng thị trường, hướng dẫn đầu tư sản xuất và trợ giúp các địa phương khác phát triển thương mại. Đẩy mạnh xuất khẩu đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển các hoạt động kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở giải quyết các mối quan hệ kinh tế và chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh xuất khẩu cũng phải được đặt trong mối quan hệ với nhập khẩu để đảm bảo phát triển cân đối, ổn định và bền vững. Phát triển xuất khẩu theo hướng cơ cấu kinh tế mở, theo xu hướng hội nhập, tận dụng và khai thác các nguồn lực bên ngoài.Phát triển xuất khẩu đặt trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

3.1.2.2. Định hướng sự phát triển thương mại nội địa.

Hà Nội cần đặc biệt chú ý phát triển các hệ thống thị trường trên địa bàn Hà Nội như thị trường bán buôn, bán lẻ, mở rộng giao lưu hang hoá trong nước.

Hà Nội xây dựng hệ thống thị trường theo cơ cấu mặt hang như: hệ thống thị trường hàng công nghiệp tiêu dung, phát triển hệ thống thị trường hang tư liệu sản xuất, hệ thống thị trường hang nông sản, phát triển các dạng thị trường chung.

Hà Nội còn định hướng xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại của các thành phần kinh tế. Đó là phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ (đại siêu thị, các chuỗi siêu thị, trung tâm mua sắm…), phát triển các doanh nghiệp bán buôn (công ty bán buôn tổng hợp, công ty bán buôn chuyên doanh..), phát triển các đại lý uỷ quyền theo hướng thay đổi chức năng và vai trò từ bán buôn dơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính, phát triển các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại, phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại (cửa hang bán lẻ, tổng đại lý, doanh nghiệp bán lẻ lớn…), phát triển các thành phần kinh tế tham gia thương mại bao gồm thương mại Nhà Nước, hợp tác xã thương mại, thương mại tư nhân; cuối cùng đó là thành lập và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của hiệp hội các doanh nghiệp thương

mại Hà Nội.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại. Các dịch vụ liên quan đến quá trình phân phối hang hoá như: bảo quản, lưu trũư kho hang, lắp ráp và sắp xếp hang hoá, dịch vụ giao hang, dịch vụ khuyến mãi do người bán buôn thực hiện…Chuyên nghiệp hoá các dịch vụ phụ trợ phù hợp với quá trình chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá của ngành thương mại. Tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các khu thương mại bán buôn, các chợ đầu mối bán buôn. Thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hoá vào phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại.

Phát triển thương mại nội địa phải đi đôi với đổi mới và hoàn thiện thể chế thị trường, điều tiết lưu thông hang hoá. Xây dựng hệ thống thể chế thị trường phù hợp và tuân thủ các tập quán quốc tế và các cam kết song phương, đa phương về thương mại với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời thực hiện tự do kinh doanh, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, minh bạch trong thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống thông tin quản lý thị trường đối với các doanh nghiệp. Phát triển thương mại nội địa trong sự chịu tác động qua lại với tăng trưởng xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường vai trò của Nhà Nước đối với sự phát triển của thương mại nội địa Hà Nội thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện triển khai cơ chế, chính sách, hoàn chỉnh môi trường pháp lý về thương mại.Tiếp tục đổi mới quản lý Nhà Nước, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại trên địa bàn, chú trọng đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên thương mại, đặc biệt là trong khu vực nhà nước.

3.1.2.3. Đổi mới tổ chức quản lý.

Thương mại Nhà Nước trên địa bàn Hà Nội cần có sự đổi mới và sắp xếp lại, hoàn thiện theo hướng giảm bớt đầu mối, hình thành theo hướng thành lập các doanh nghiệp mạnh có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tập trung vào bán buôn, xuất nhập khẩu và kinh doanh những mặt hang trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thương nghiệp của quốc doanh phải đi đầu trong việc thực hiện văn minh thương mại, vệ sinh môi trường và phải là công cụ đắc lực của Nhà Nước khi cần thiết phải can thiệp vào thị trường. Đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn. Xây dựng Hà Nội thực sự trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ của cả nước.

Nhà Nước phải tạo điều kiện thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật.Nhà Nước cũng phải chấp nhận cuộc chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh ngiệp nước ngoài. Xây dựng hệ thống các thể chế hỗ trợ thị trường cần đặt vị trí trọng tâm để can thiệp tối đa vào các khiếm khuyết của thị trường nhằm tạo môi trường, khung khổ điều tiết cạnh tranh nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý Nhà Nước về thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Để thực hiện được điều

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w