THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.
3.2.2. Hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường là một trong những nội dung quan trọng nhất đối với quản lý Nhà Nước về kinh tế. Thị trường sẽ phát huy hết vẻ đẹp của mình nếu có hệ thống thể chế hỗ trợ thị trường dưới các hình thức như luật hay thông lệ. Các thể chế có chức năng truyền tải thông tin, đảm bảo thực thị các quyền sở hữu trí tuệ cũng như kiểm soát cạnh tranh và khắc phục các khuyết tật của thị trường. Xây dựng thể chế là một quá trình lâu dài, tích luỹ kinh nghiệm và phù hợp với sự thay đổi của môi trường; xây dựng các thể chế như thế nào cho có hiệu quả và các thể chế đó sẽ hỗ trợ thị trường như thế nào là những nội dung cần triển khai của Hà Nội trong giai đoạn tới.
Hoàn thiện thể chế thị trường được đặt trọng tâm vào những nội dung sau: Hoàn chỉnh rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các cơ chế, quy chế của Thành phố theo yêu cầu cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tạo điều kiện nâng cao khả
năng cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường nội địa và ngoài nước. Hoàn thiện cơ chế đối phó với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (hang giả, hang nhái, gian lận thương mại). Nếu Chính Phủ điều tiết, can thiệp quá mức đối với các doanh nghiệp thì đó là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh. Hoàn thiện các thể chế quản lý Nhà Nước thông qua việc phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật có liên quan, nhất là luật thương mại (về hang hoá cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; về nhượng quyền thương mại; về giao dịch thương mại điện tử; về mua bán qua sàn giao dịch hang hoá; về quyền kinh doanh và quyền phân phối của thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài…)
Minh bạch hoá các thể chế luật pháp để các doanh nghiệp và mọi người dân được tiếp cận một cách dễ dàng hơn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách ..của Hà Nội cũng như của Chính Phủ. Thành phố và ngành thương mại Hà Nội tăng cường phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp và người dân hiểu rõ nội dung và các hệ quả của thể chế cũng như nâng cao nhận thức cho các cơ quan công quyền trong trách nhiệm phổ biến hệ thống thể chế tới mọi tổ chức, công dân trên địa bàn. Xây dựng và đổi mới phải tuân theo các quy luật kinh tế và phù hợp với quy luật thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Phải khắc phục các khuyết tật của thị trường nhưng không phải theo cách can thiệp để thị trường trở nên hoàn hảo. Vai trò của Nhà Nước ở đây được thể hiện dưới gốc độ ban hành các chính sách điều tiết dựa trên sự đánh đổi lợi ích phát triển kinh tế với các điều kiện về môi trường, xã hội và sự phát triển bền vững trong tương lai, bởi vì đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì việc hi sinh các vấn đề như môi trường, sự bất bình đẳng trong xã hội; sự phát triển không cân bằng giữa các địa phương vì mục tiêu tăng trưởng trong hiện tại là điều không thể tránh khỏi.
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội rất lớn cho sự cất cánh của thương mại Việt Nam và điển hình là thương mại Hà Nội. Sự tham gia tích cực vào hệ thống thương mại sẽ khuyến khích xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn đầu tư nước ngoài, có tính minh bạch sẽ giúp Chính Phủ có thể tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế. Chính vì thế các chính sách thúc đẩy cạnh tranh sẽ làm giảm các rào cản gia nhập ngành, khuyến khích các cơ hội đầu tư có hiệu quả dẫn đến nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.