Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 41 - 43)

2001 2002 2003 2004 2005 1 Kim ngạch (triệu USD) 1.502 1.641 1.819 2.313 2

2.3.1.Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

Mỗi sự thành công hay thất bại của bất cử công cuộc đổi mới và phát triển nào cũng có sự đóng góp của các cơ hội và thách thức của mội trường bên ngoài kết hợp với điểm mạnh và điểm yếu của bản than chủ thể đó tạo nên kết quả. Do đó, khi phân tích nguyên nhân thành công của thương mại Hà Nội giai đoạn vừa qua phải phân tích toàn diện trên cả hai yếu tố đó là yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong mà cụ thể ở đây là cơ hội của môi trường quốc tế tạo ra kết hợp với điểm mạnh của Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong giai đoạn vừa qua.

2.3.1.1. Nguyên nhân bên ngoài:

Do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.

Thực là quá trình toàn cầu hoá cũng như hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên khắp thế giới, Việt Nam cũng vậy và Hà Nội là địa phương tiêu biểu của cả nước chịu sự ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá. Tuy hội nhập mang lại cho Việt nam cũng như Hà Nội không ít thách thức nhưng mở ra cho Hà Nội cũng vô vàn cơ hội với nhiều lợi ích to lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng điều kiện tiên quyết để thành công trong việc tận dụng cơ hội đó chính là một Nhà Nước đủ năng lực quản lý. Đặc biệt, từ ngày 7/11/2006 khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội tăng trưởng nhanh đã mở ra đối với thương mại Hà Nội, sự tham gia với ít điều kiện rang buộc của Việt nam vào hệ thống thương mại thế giới sẽ tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, có tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, thêm vào đó Chính phủ còn có thể nâng cao việc tập trung các nguồn lực vào phát triển kinh tế và sản sinh ra vừa là động lực vừa là áp lực cho đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại của thủ đô Hà Nội.

Do sự phát triển như vũ bảo của cách mạng khoa học công nghệ.

học,… đã đưa con người bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thời đại thông tin và kỷ thuật số, kỷ nguyên của nền kinh tế trin thức; cạnh tranh không chỉ dựa trên những lý thuyết về tài nguyên và chi phí lao động như học thuyết về lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối của David Ricardo mà chủ yếu cạnh tranh bằng hàm lượng tri thức và chất xám có trong mỗi sản phẩm. Theo Michael Porter (1990a và 1990b) cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế cũng như đề cao vai trò của Chính Phủ và doanh nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và rộng hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Theo mô hình Kim Cương thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc khả năng cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Thêm vào đó sự đóng góp của công nghệ thông tin và sự ra đời của Internet đã làm biến đổi sâu sắc vai trò của công nghệ của quy trình quản lý Nhà Nước, Internet đã sinh ra thương mại điện tử, một ngành thương mại mới đầy triển vọng giúp con người có thể tiến hành các hoạt động thương mại qua Internat, tiết kiệm rất nhiều chi phí cho quá trình lưu thông và cũng là một bước biến đổi so với hoạt động thương mại truyền thống; Internet lại sinh ra Chính Phủ điện tử quản lý Nhà Nước thông qua mạng Internet nâng cao khả năng cũng như hiệu quả của quản lý Nhà Nước.

Ngoài hai nguyên nhân chính tác động sâu sắc và toàn diện này thì còn phải kể đến một số yếu tố khác như tình hình ổn định về Chính trị của Việt Nam tạo nên một môi trường đầu tư an toàn, sự nâng cao uy tín của Việt nam trên trương quốc tế…

2.3.1.2. Nguyên nhân bên trong.

Đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và sự thực hiện cương quyết của UBND Thành Phố Hà Nội

Tất cả những thành tựu đã đạt được trước hết phải bắt nguồn từ những đổi mới về tư duy và nhận thức của Đảng và Nhà Nước, do đó đã đề ra được những đường lối chủ trương đúng đắn, bên cạnh đó lại kết hợp với sự cương quyết thực hiện của UBND Thành Phố Hà Nội và Sở thương mại Hà Nội. Hơn nữa, Hà Nội lại nhận được sự quan tâm ưu ái của Đảng và Nhà Nước đối với sự phát triển kinh tế, cụ thể đó là Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 về phương hướng phát triển thủ đô giai đoạn 2001 – 2010, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội và quyết tâm đổi mới của lãnh đạo Thành phố Hà Nội nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, xác định thương mại là một phần quan trọng trong cơ cấu GDP của Thành phố nên đổi mới quản lý Nhà Nước là một công việc cần

thiết, tất yếu trước sự đòi hỏi của yếu tố khách quan.

Hà Nội thực sự có nhiều lợi thế hơn các địa phương khác trong cả nước

Thứ nhất, Hà Nội có nhiều lợi thế về khả năng cung ứng hàng hoá

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước nên cũng là trung tâm giáo dục- đào tạo của cả nước, là cái nôi của nước nhà về cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao. Thực tế tại Hà Nội có đến 50 trường đại học, trên 230 viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành do các Bộ, Ngành thành lập. Chính điều đó đã giúp Hà Nội trở thành nơi tập trung nguồn nhân lực với trình độ cao dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển của Hà Nội.

Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước, là nơi đặt đại sứ quán của nhiều nước và tập trung của các cơ quan ngoại giao của nước ngoài nên sẽ là nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, Hà Nội lại có lợi thế về giảm chi phí dịch vụ trong xuất khẩu, nắm bắt nhanh chóng các thông tin đầu vào sản xuất, có lợi thế về cơ cấu hơn các địa phương khác về quy mô thị trường nội địa, cơ sở hạ tầng kinh tế, khả năng tiếp cận thông tin.

Hà Nội lại có lợi thế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế, đẩy mạnh các sản phẩm có hàm lượng chất xám và các ngành công nghiệp chế biến.

Thứ hai, Hà Nội có nhiều lợi thế về phía cầu hàng hoá

Quy mô thị trường nội địa Hà Nội có thể vẫn nhỏ so với tổng giá trị hàng hoá sản xuất ra nhưng đã rất lớn so với các địa phương khác, để phát triển có hiệu quả thì Hà Nội đã đẩy mạnh xuất khẩu kéo theo sự phát triển của dịch vụ; thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội là khá cao do đó cầu thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng tăng.

Dân số Việt Nam tương đối trẻ và sức tiêu dùng lớn; thực tế tốc độ tăng giá trong những năm vừa qua cũng phần nào cho thấy sức mua hàng hoá đã tăng nhanh chóng cũng như sự ra đời một dãy tập đoàn và siêu thị bán lẻ lớn ra đời như BIG C, METRO,PARSON, Nguyễn Kim … chứng tỏ thị trường bán lẻ Hà Nội đầy sức hấp dẫn và nhiều tiềm năng.

Kinh tế ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh cá thể đang là điểm sáng trong phát triển thương mại Hà Nội trong thời gian qua lại có rất nhiều khả năng đóng vai trò rất lớn trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 41 - 43)