Những cơ hội – thách thức và điểm mạnh-điểm yếu của thương mại Hà Nội trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 51 - 54)

THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.

3.1.1. Những cơ hội – thách thức và điểm mạnh-điểm yếu của thương mại Hà Nội trong giai đoạn tới.

3.1. Định hướng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn mới.

3.1.1. Những cơ hội – thách thức và điểm mạnh - điểm yếu của thương mại Hà Nội trong giai đoạn tới. Hà Nội trong giai đoạn tới.

Phân tích cơ hội-thách thức, điểm mạnh-điểm yếu (mô hình SWOT) là một trong những phương pháp phân tích tối ưu để phân tích một ngành phải đối mặt với những yếu tố gì từ bên ngoài và những yếu tố gì tồn tại bên trong bản than nó để tìm ra định hướng phát triển cũng như tìm cách vượt qua những nguy cơ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Thương mại Hà Nội tuy đã có những thành công đáng kể nhưng vẫn chưa xứng tầm với vị thế đáng phải có, trước mắt lại đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn mới. Do đó, tìm ra một hệ thống giải pháp khả thi nhằm đổi mới sự quản lý Nước là cơ sở thúc đẩy sự phát triển thương mại trên địa bàn Hà Nội.

Những cơ hội của thương mại Hà Nội

Đảng và Nhà Nước, chính quyền Thành phố Hà Nội quyết tâm phát triển thương mại Hà Nội một cách nhanh và mạnh cũng như hội nhập kinh tế quốc tế luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong hoạch định chính sách và tăng trưởng kinh tế, nhằm đưa Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước; xây dựng Hà Nội thực sự trở thành trung tâm thương mại, tài chính-tiền tệ, du lịch của cả nước.

Tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Hà Nội tăng mạnh, năm 2005 Hà Nội đã dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài, đạt gần 4 tỷ USD, mang lại cho Hà Nội một nguồn đầu tư lớn và cơ hội học hỏi công nghệ, phong cách làm việc và quản lý của nước ngoài.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho Hà Nội rất nhiều cơ hội giao lưu và phát triển thương mại quốc tế, tăng cường hợp tác cùng có lợi là xu hướng chi phối trong quan hệ chính trị-kinh tế của tất cả các quốc gia. Hà Nội nếu tận dụng được cơ hội này sẽ giúp Hà Nội mở rộng thị trường xuất khẩu, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiếp cận những khoa học công nghệ trên thế giới.

Những lợi thế cơ bản của Hà Nội được kế thừa từ thời kỳ trước so với các vùng khác đó là cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, có nguồn lực lớn về vật chất và nhân lực,mặt khác lại có thị trường lớn, có sức tiêu thụ tăng trưởng nhanh, có chất lượng và số lượng lao động tốt.

Thêm vào đó yếu tố thời cơ cũng ủng hộ Hà Nội. Việt Nam vừa gia nhập WTO, đây là cơ hội rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành thương mại quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong thời gian tới. Sự tham gia tích cực vào hệ thống thương mại thế giới sẽ mang lại một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch, có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Những nguy cơ của thương mại Hà Nội

Nền kinh tế Việt Nam cũng như Hà Nội phát triển nhanh và mạnh trong những năm vừa qua, tăng trưởng và phát triển của Hà Nội xuất phát cùng hướng với xu thế mở cửa và hội nhập của cả nước. Một thực tế nhiều nước đã cho thấy rằng xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp sẽ đi kèm với sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và đối với Hà Nội thì lại càng rõ nét, vì Hà Nội vừa là thủ đô của cả nước, vừa là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá nên trong thời kỳ đầu Hà Nội sẽ là tâm điểm trong chiến lược tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do đó tăng trưởng của Hà Nội chắc chắn cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không thể kéo dài mãi và sẽ bộc lộ rõ nét ngay sau quá trình hội nhập, khả năng cạnh tranh của Thủ đô còn yếu, không có nhiều các doanh nghiệp đủ mạnh để cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Hà Nội có sự mất cân đối trong phát triển thương mại. Hà Nội quá chú trọng đến xuất khẩu trong khi đó thương mại nội địa lại không được quan tâm đúng mức. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Hà Nội còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác quy hoạch thương mại còn yếu về hiệu lực và khả năng thực thi. Nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thủ đô của các nước khác ngày càng được thể hiện rõ.

Những điểm mạnh của thương mại Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước nên là nơi tập trung sức người, sức của, tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao và là đầu mối tiếp nhận các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.

Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các sứ quán, các văn phòng đại diện nước ngoài và là cầu nối thông thương giữa Việt Nam với thế giới và là cửa ngõ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Hà Nội là trung tâm thông tin về kinh tế xã hội của quốc gia nên có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng về thị trường, đây chính là lợi thế của Hà Nội so với các địa phương khác.

Các doanh nghiệp thương mại có lợi thế dễ tiếp cận các nguồn vốn và các khoản tín dụng trong và ngoài nước hơn so với các địa phương khác.

Ngoài ra, Hà Nội là nơi tập trung nhiều lao động có trình độ cao, các cơ sở nghiên cứu, các nhà cung cấp, tiêu thụ hang hoá trong và ngoài nước, sức mua hang hoá lại đứng đầu cả nước.

Yếu tố quyết định đó chính là sự quyết tâm đổi mới của ban lãnh đạo Thành phố Hà Nội nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, UBND Hà Nội đã xác định rõ rang rằng thương mại sẽ đóng góp một phần lớn trong GDP Thành phố trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

Những điểm yếu của thương mại Hà Nội

Thương mại Hà Nội tuy tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững.Nếu phân tích về mặt cơ cấu thì sẽ nhận thấy mới chỉ tăng về lượng chứ không đạt mục tiêu về chất. Bởi vì, xuất khẩu của Hà Nội cũng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, các ngành sử dụng dịch vụ công nghệ cao như ngân hang, tài chính, bảo hiểm, du lịch, giáo dục sẽ thấy rõ nét nguy cơ của thương mại Hà Nội nếu không kịp thời đổi mới.

Việc triển khai, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà Nước còn chậm, các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ và sức cạnh tranh yếu, kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu tính đồng bộ và liên kết trong hệ thống và giữa các doanh nghiệp với nhau.

Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô từ các địa phương lân cận, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hang chế biến còn hạn chế, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các mặt hang xuất khẩu còn thấp.

Thành phố Hà Nội chưa chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch, chưa có chiến lược phát triển tổng thể cho các ngành thương mại và dịch vụ, trong khi thực tế bản than các ngành dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với các ngành dịch vụ khác, thương mại nội địa có mối liên quan mật thiết với các hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, cần tạo được mối liên kết ngành, phối hợp trong các phân ngành dịch vụ, thương mại nội địa với hoạt động xuất nhập khẩu, sự liên kết với cơ quan quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.

Về việc tổ chức lưu thông, kênh phân phối các nguồn hang kinh doanh chưa được hình thành một cách có hệ thống, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại chưa đảm nhiệm được vai trò tạo các kênh, mạng lưới tiêu thụ hang hoá. Việt nam bắt buộc phải dần dần mở cửa các ngành dịch vụ theo cam kết quốc tế. Tuy nhiên, như thực tế đã cho thấy, khi các tập đoàn bán lẻ của thế giới tràn vào Việt Nam như Metro, BigC…thì các doanh nghiệp Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh và tổ chức kênh bán hang của các doanh nghiệp Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Các sản phẩm của các doanh nghiệp Hà Nội không có sản phẩm nào nổi bật và đặc trưng trên thị trường, phần lớn các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao là xuất phát từ các tỉnh lân cận.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, kém am hiểu về chính trị và thiếu khả năng ứng dụng các công nghệ tiên riến. Phần lớn các doanh nghiệp dư thừa lao động làm việc kém hiệu quả làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w