8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện
Chúng tôi dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thicác biện pháp đề xuất. Phương pháp được thực hiện theo quy trình sau:
- Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia (phụ lục 4)
- Lựa chọn chuyên gia
Những chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn gồm 30 người. Đó là các chuyên viên phòng Giáo dục trung học của Sở, Thanh tra sở, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng , Tổ phó chuyên môn của ba trường nghiên cứu. Đây là những nhà quản lý có thâm niên, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc. Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn đều là những GV dạy giỏi.
- Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu
Sau khi xây dựng xong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến gặp các chuyên gia để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả thu được như sau:
Qua kết quả khảo sát cho thấy:
Biện pháp 1
Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 2
- Về tính cấp thiết của các biện pháp:
Mức độ “Không cần thiết" là không có phiếu nào.
Tổng của mức độ “Cần thiết" và “Rất cần thiết" là 100%.
Như vậy tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là rất cao.
- Về tính khả thi của các biện pháp
Xét về tính khả thi của đề tài thì hầu hết ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên vẫn còn một vài ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho HS ở lớp có đông HS người DTTS theo phương pháp “Dạy học phân hoá”, hướng đến phương pháp “Dạy học cá nhân”. Trong thực tiễn, PPDH này cũng đã được một số GV trong điều kiện cho phép đã tiến hành áp dụng và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, PPDH này hiện nay vẫn chưa trở thành biện pháp được sử dụng phổ biến cho các lớp có đối tượng HS yếu kém về lực học, nhất là
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện quản lý dạy học được đề xuất
STT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt cho các lớp có đông HS người DTTS để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học THPT.
83,3 16,7 0,0 76,7 23,3 0,0
2
Chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy tại các lớp có đông HS DTTS tổ chức dạy học theo phương pháp “dạy học phân hóa”, hướng đến “dạy học cá nhân”.
96,7 3,3 0,0 80,0 16,7 3,3
và đánh giá kết quả học tập của HS tại lớp có đông HS là người DTTS.
4
Hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học ở các lớp có đông HS người DTTS
90,0 10,0 0,0 96,7 3,3 0,0
các lớp có đông HS người DTTS. Nguyên nhân là do các HT chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực như: chưa tạo điều kiện về quĩ thời gian, sĩ số của các lớp còn đông, GV chưa có đủ tâm huyết để đầu tư công sức cho việc chuẩn bị và lên lớp, việc thực hiện còn mang tính “tự phát”, đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ trong toàn trường…
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS DTTS tại huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT mà chúng tôi đề xuất sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết luận chương 3
Dựa trên những căn cứ khoa học và nguyên tắc đề xuất các biện pháp chúng tôi đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS người DTTS tại huyện Cư M’gar, đó là:
Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt cho các lớp có đông HS người DTTS để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học THPT.
Biện pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy tại các lớp có đông HS DTTS tổ chức dạy học theo phương pháp “dạy học phân hóa”, hướng đến “dạy học cá nhân”.
Biện pháp 3: Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS tại lớp có đông HS là người DTTS.
Biện pháp 4: Hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học ở các lớp có đông HS người DTTS
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng bổ sung cho nhau trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng.
Kết quả khảo sát từ ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục cũng cho thấy các biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ