Biện pháp 4:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 116 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Biện pháp 4:

lớp có đông HS người DTTS

3.2.4.1. Mục tiêu

Tác động làm cho ĐNGV nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ thống CSVC- thiết bị dạy học trong việc đổi mới PPDH theo quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Làm cho GV hiểu được rằng đây là một phương tiện nhận thức của HS và trở thành một bộ phận của các phương pháp dạy học.

Từ đó, nhà trường tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tích cực xây dựng các phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng đồ dùng, phòng thực hành và phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong ĐNGV, tích cực sử dụng các thiết bị dạy

học mỗi khi lên lớp.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

a. Nội dung

HT cần quán triệt để GV nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của các nguồn lực để thực hiện các hoạt động dạy học mà trong đó CSVC và các thiết bị dạy học là quan trọng nhất. Thiết bị dạy học không còn giữ vai trò minh hoạ cho bài giảng của thầy như trước kia ta đã quan niệm, giờ đây nó đã được xem là một phương tiện nhận thức của HS, để HS sẽ phải làm nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Thiết bị dạy học còn là một bộ phận của PPDH( sử dụng nó như là một phương pháp) và nó cũng là nội dung kiến thức(thiết bị dạy học khi được sử dụng đều hàm chứa những nội dung kiến thức). Do đó, thiết bị dạy học có ý nghĩa quan trọng giúp GV khai thác những kiến thức, giúp HS tích cực học tập và đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, vừa phù hợp với qui luật nhận thức của HS. Trên cơ sở đó, thực hiện được mục tiêu bài học đề ra cả về kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy và phương pháp tự học. Đổi mới việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chính là GV hướng dẫn cho HS làm các thí nghiệm, quan sát các mô hình, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bức tranh, hay xem cuốn băng, đĩa CD, nghe một đoạn văn….từ đó rút ra nhận xét và kết luận.

Quản lý thiết bị dạy học:

- HT phải tham mưu với các cấp uỷ Đảng, UBND huyện, Sở GD- ĐT để được hỗ trợ xây dựng các phòng đồ dùng, phòng chức năng, phòng bộ môn.

Thực trạng các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar, Dăk Lăk chưa có đủ các phòng chức năng, phòng thực hành, phòng bộ môn. Để đáp ứng yêu cầu trên, HT cần đẩy nhanh tiến độ tham mưu xây dựng, tu bổ CSVC mà các loại phòng nói trên là phải ưu tiên giải quyết trước. Có như với tiếp nhận và bảo quản được các thiết bị dạy học do nhiều nguồn đầu tư: Bộ GD- ĐT, Sở GD- ĐT, Huyện.

HT cần xây dựng phòng học bộ môn, đây cũng là cách làm mới trong các nhà trường ở nước ta. Phòng học bộ môn sẽ tạo điều kiện học tập tốt cho HS, thuận tiện cho GV,

khắc phục được tâm lý ngại mượn, trả và sử dụng đồ dùng dạy học. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn tài chính ở các trường này còn gặp nhiều khó khăn do chưa thể có nhiều phòng học và không đủ các thiết bị để đầu tư. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư từng bước để mỗi trường xây dựng được từ một đến hai phòng để phục vụ cho giảng dạy tốt hơn.

- Phân công nhân viên phụ trách các phòng thiết bị.

Hiện tại các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar, Dăk Lăk vẫn chưa có nhân viên phụ trách thiết bị được đào tạo bài bản mà mới chỉ được qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 3 tháng nên trình độ và năng lực quản lý thiết bị còn nhiều hạn chế. Vì vậy HT các trường này cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý các thiết bị dạy học một cách chặt chẽ với các vấn đề sau:

+ Có thể lấy GV dạy các bộ môn khoa học tự nhiên(dạy Vật lý hoặc Hoá học) làm công tác quản lý thiết bị kiêm nhiệm.

+ Tuỳ theo số lớp của từng trường mà tính số giờ kiêm nhiệm cho GV này

+ Giao trách nhiệm cho người phụ trách là thống kê danh mục các loại đồ dùng, thiết bị hiện có ở tất cả các môn học; đôn đốc GV mượn- trả, ghi chép việc mượn- trả vào sổ nghiệp vụ cẩn thận; thông báo kịp thời hàng tuần về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của GV; báo cáo tình trạng mất mát, hư hỏng với BGH; đề xuất việc mua sắm bổ sung thay cho các thiết bị đã hỏng, hoặc những nguyên liệu hoá chất đã hết; kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng theo kế hoạch định kỳ.

- Quản lý phòng thiết bị đồ dùng theo qui định của Bộ GD- ĐT. Yêu cầu phòng đồ dùng:

+ Trong phòng phải có bản nội qui, lịch mượn- trả thiết bị đồ dùng, lịch vệ sinh, bảo dưỡng.

+ Trong phòng phải có đủ tủ đựng, giá để các đồ dùng, giá treo tranh ảnh, bản đồ, cần sắp đặt khoa học, bố trí sắp xếp theo môn, theo khối lớp, theo thể loại. Các loại hoá chất phải có nhãn, tranh ảnh để trên giá dễ lấy và tiện sử dụng, khu vực để thiết bị đều có các bản chỉ dẫn, giới thiệu rõ ràng.

+ Hồ sơ phòng đồ dùng: Gồm có sổ danh mục các thiết bị dạy học, thống kê đầy đủ các loại đồ dùng có trước khi thực hiện thay sách, đồ dùng do dự án THPT cấp, đồ dùng tự tạo, sổ ghi chép thiết bị khoa học từng môn, từng lớp, có thể mỗi môn một sổ, sổ theo dõi mượn- trả, mỗi tổ chuyên môn cũng phải có một sổ riêng.

- Chỉ đạo phong trào tự làm dồ dùng dạy học.

Thực tế hiện nay, thiết bị đồ dùng do dự án và Sở GD- ĐT cấp chưa đáp ứng được các nội dung và chất lượng dạy học trong chương trình SGK mới do thiếu và chất lượng thiết bị đồ dùng rất thấp. Vì vậy các HT cần quan tâm chỉ đạo phong trào làm đồ dùng dạy học theo các yêu cầu sau:

+ Tất cả các GV đều phải làm dồ dùng dạy học, đảm bảo chỉ tiêu mỗi GV ít nhất phải làm được 2 đồ dùng có chất lượng trong một năm học.

+ Hướng dẫn GV cách làm: nghiên cứu kỹ chương trình, đối chiếu với danh mục đồ dùng đã có, chọn những bài chưa có đồ dùng, đưa ra ý tưởng làm đồ dùng trước tổ, nhóm chuyên môn để thảo luận, sau khi thống nhất trong tổ, nhóm đề nghị BGH duyệt. Với những đồ dùng có qui mô và kích thước lớn, GV đưa ra ý tưởng và mẫu thiết kế, BGH duyệt và thuê thợ làm.

+ Yêu cầu đồ dùng tự tạo phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, phù hợp với chương trình, PPDH bộ môn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, sử dụng đạt hiệu quả cao, kết cấu gọn nhẹ, dễ sử dụng, gây hứng thú học tập cho HS, đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý, dễ tháo lắp, tiết kiệm thời gian trên lớp, đảm bảo an toàn trong sử dụng và bảo quản. Thiết bị đồ dùng tự tạo mang tính sáng tạo, không phụ thuộc vào mẫu SGK, đảm bảo tính kinh tế, tính khả thi.

- Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học.

Ngoài việc xây dựng các phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng thực hành, sắp xếp, phân loại đồ dùng cho dễ mượn, dễ trả…HT cần xây dựng qui định bắt buộc đối với GV như sau:

90% trở lên số tiết dạy có đồ dùng.

+ Mỗi tổ chuyên môn, mỗi GV đều phải thống kê đồ dùng của mỗi môn, khối lớp mình dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các tiết thực hành để được thực hiện nghiêm túc, cần có đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu thực hành.

+ GV có sổ đăng lý mượn đồ dùng, đầu tuần lên danh mục thiết bị để mượn. Ngoài việc xây dựng các qui định đối với GV, HT cần thực hiện một số việc:

+ Tăng cường kiểm tra sổ mượn đồ dùng của GV, nghe nhân viên hoặc GV phụ trách thiết bị phản ánh về tình hình sử dụng đồ dùng thiết bị trong tuần, dự giờ thăm lớp để chỉ đạo kịp thời việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

+ Tổ chức hội thảo trong tổ về việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trên cơ sở sử dụng thành thạo GV mới hướng dẫn được cho HS sử dụng trong các tiết học, trong phòng thực hành.

- Chi đạo công tác thư viện.

Xây dựng phòng thư viện chuẩn (có phòng đọc cho GV và HS), tăng cường các loại sách báo, tài liệu tham khảo làm phong phú thêm tủ sách nhà trường. Trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn, GV về việc mua sắm sách tham khảo, các loại báo và tạp chí cần thiết, đồng thời lập danh mục các loại tài liệu trong thư viện.

Quản lý các loại sách báo, tài liệu hiện có, qui trình theo dõi mượn- trả, phục vụ bạn đọc, kế hoạch bảo quản, kế hoạch mua sắm thêm, mua sắm bổ sung, nội qui thư viện, các loại sổ sách theo dõi, quản lý sách báo, tài liệu… đều phải chặt chẽ như quản lý thiết bị đồ dùng nói trên.

Phải có nhân viên quản lý thư viên được đào tạo bài bản, đúng chuẩn và nhân viên này phải có năng lực quản lý thư viện tốt trong thực tế.

b. Cách tiến hành

Tổ chức quản lý tốt toàn bộ trang thiết bị đã được đầu tư từ các nguồn khác nhau, phân công giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể bằng văn bản cho người phụ trách.

Xây dựng các qui định về việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học cho GV

Tổ chức tập huấn việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, quán triệt tinh thần đổi mới cách sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho ĐNGV.

Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng, thiết bị.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng.

Đối với GV cần thực hiện tốt các qui định, tự giác nâng cao trách nhiệm và thực sự đổi mới trong việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ghi sổ mượn- trả đồ dùng dạy học.

Đối với tổ chuyên môn cần thống kê các danh mục đồ dùng, xây dựng kế hoạch mượn- trả. Tổ chỉ đạo làm đồ dùng tự tạo, việc sử dụng trên lớp, mở các chuyên đề bồi dưỡng, phân công người phụ trách thiết bị, có kế hoạch sửa chữa.

Tóm lại các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động dạy học là điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tiến hành và nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là trong hoàn cảnh các lớp có đông HS là người DTTS thì các nguồn lực này càng có ý nghĩa lớn lao. Chính hệ thống thiết bị đồ dùng dạy học sẽ làm tăng thêm tính trực quan sinh động, giảm đi tính trừu tượng, tính mơ hồ, làm cho HS dễ hiểu bài và có thêm nhiều hứng thú để học tập. Vì thế, HT cần tích cực chỉ đạo khai thác một cách có hiệu quả, xây dựng, bổ sung và tăng cường CSVC, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, Sở GD- ĐT, Sở tài chính, UBND huyện về kinh phí cho việc tăng cường CSVC, thiết bị dạy học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội hỗ trợ nhà trường về các nguồn tài lực, vật lực, giúp tăng cường CSVC của nhà trường theo tinh thần xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 116 - 121)