Biện pháp 1:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 99 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1:

các lớp có đông HS người DTTS để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học THPT

3.2.1.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học THPT do Bộ GD- ĐT qui định, vừa phù hợp với đối tượng HS mà trong đó HS là người DTTS chiếm tỉ lệ lớn.

Kế hoạch dạy học linh hoạt sẽ giúp cho GV đứng lớp triển khai thực hiện chương trình cũng linh hoạt và sáng tạo, bám sát đối tượng HS để có PPDH phù hợp. GV có thể lựa chọn nội dung, PPDH và cả việc dành thời gian thoả đáng để một mặt đảm bảo tính “vừa sức” với đối tượng HS người DTTS mà đa số là thường có lực học trung bình và yếu, mặt khác vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD- ĐT ban hành mà không rơi vào tình trạng hạ thấp yêu cầu dạy học.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

a. Nội dung

* Quản lý nội dung chương trình đúng, đủ

- Hiểu được nguyên tắc, cấu tạo chương trình THPT của từng môn học và phạm vi kiến thức của chúng.

- Mục đích yêu cầu của môn học( yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi); nội dung môn học( các phần, chương, bài).

- Kế hoạch thời gian: Số thiết dành cho từng phần , từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, thực hành, kiểm tra…

- Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn chương trình, từ đó mà có kế hoạch chuẩn bị phương tiện dạy học cho phù hợp với HS người DTTS.

- Phổ biến những thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa đổi trong chương trình SGK theo hướng dẫn của Bộ GD- ĐT.

- Thảo luận, bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy đối tượng HS DTTS của những năm học trước và những vấn đề đổi mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện.

- Cân đối các hoạt động trong năm học để đảm bảo cho GV thực hiện hết chương trình dạy học, kể cả chương trình phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS khá giỏi.

* Quản lý thực hiện kế hoạch để đạt chất lượng dạy học, gồm các kế hoạch sau: - Kế hoạch phân công giảng dạy cho GV.

- Kế hoạch kiểm tra thực hiện chương trình; kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV; kế hoạch thao giảng, hội giảng, tổ chức hội thảo chuyên đề chuyên môn; kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn GV; kế hoạch tăng cường trang thiết bị dạy học.

- Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch trước đây khi cần thiết (không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế thời điểm đó)

b. Cách tiến hành

* Phân công GV giảng dạy: Phân công GV giảng dạy phải phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp, đồng thời xét đến nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh gia đình GV. Trong điều kiện đặc thù ở các trường, lớp có đông HS DTTS tại Cư M’gar, Dăk Lăk thì việc lựa chọn, phân công GV là người dân tộc, người có kinh nghiệm dạy học cho HS DTTS đứng lớp tại các lớp có đông HS DTTS là vấn đề cần được đặc biệt chú trọng.

đứng lớp tại các lớp đông HS DTTS có ý nghĩa rất lớn trong quản lý dạy học. Người xưa có câu: “Đồng thanh tương ứng”(Cùng tiếng nói thì hưởng ứng nhau). Điều này đúng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Hơn ai hết GV người DTTS là người cùng có tiếng nói chung với HS người DTTS. Ngoài ngôn ngữ, họ lại là người hiểu rõ, hiểu sâu sắc nhất về văn hoá, phong tục tập quán của chính dân tộc của họ. Vì vậy việc giảng bài, trao đổi thông tin với HS DTTS đối với những GV này là hết sức thuận lợi, HS dễ nghe, dễ tiếp thu kiến thức khi GV sử dụng cả tiếng Việt và cả tiếng mẹ đẻ của HS. Khi tham gia điều khiển sinh hoạt lớp hay trong quan hệ hàng ngày, GV sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng HS để từ đó mà có biện pháp giáo dục thích hợp.

Tuy nhiên, trong quản lý dạy học đối với các lớp có đông HS người DTTS, HT cần chú ý một số vấn đề như:

- Biên chế các lớp có HS DTTS với sĩ số càng ít càng tốt để hướng đến “PPDH cá nhân”

- Chỉ đạo GV người DTTS sử dụng cả 2 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Dân tộc khi đứng lớp.

- Chỉ đạo GV đứng lớp phải luôn luôn có biện pháp kích thích, động viên, khuyến khích HS DTTS để các em có hứng thú và động cơ học tập tốt.

GV là người DTTS có nhiều lợi thế khi đứng lớp như đã phân tích, tuy vậy ở các trường THPT có đông HS DTTS tại huyện Cư M’gar, Dăk Lăk thì số lượng GV này là rất ít trong tổng số GV của trường(17/221). Vì vậy, bên cạnh lựa chọn, phân công GV là người DTTS, HT còn phải chú ý lựa chọn, phân công những GV có nhiều kinh nghiệm dạy học cho HS DTTS đứng lớp ở các lớp có đông HS DTTS.

Những GV có nhiều kinh nghiệm dạy học cho HS DTTS trước hết đó là những GV dạy ở các trường này lâu năm, mối quan hệ giữa GV với HS, với phụ huynh HS, với địa phương đã trở nên gắn bó mật thiết. Vì vậy, những GV này thường đem đến niềm tin và sự hy vọng cho HS cũng như những người liên quan.

của HS hơn, hiểu rõ được những nhược điểm của HS DTTS, trên cơ sở đó đưa ra những PPDH phù hợp với đối tượng HS này.

* Tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình và giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể như sau:

- Giao cho PHT phụ trách chuyên môn qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi. Nhất thiết phải đối chiếu giữa phiếu báo giảng, sổ đầu bài để tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ đầu bài không ăn khớp, không thống nhất.

- Kiểm tra hồ sơ GV: Hồ sơ GV phục vụ cho công tác quản lý ở đây quan trọng nhất là giáo án hoặc đề cương bài dạy( đối với các lớp có đông HS DTTS có lực học yếu kém). Phải kiểm tra giáo án của GV thường xuyên, qua ký duyệt giáo án hàng tuần, nếu cần thiết phải kiểm tra và ký duyệt giáo án hàng ngày để tránh tình trạng GV lên lớp không có giáo án( không chuẩn bị kỹ bài dạy) hoặc GV chỉ dùng giáo án cũ của những năm trước để dạy. HT phân công PHT, TTCM kiểm tra định kỳ. Tất cả phải lên kế hoạch từ đầu năm, phân công TTCM và GV cốt cán kiểm tra, đặc biệải đi sâu vào chất lượng của hồ sơ, giáo án. Trong việc kiểm tra, ký duyệt giáo án cần tránh tình trạng “hình thức chủ nghĩa”, tức là chỉ ký mà không duyệt hoặc có duyệt thì cũng qua loa, chỉ duyệt các bước lên lớp, phân phối thời gian cho các phần, các mục. Vì vậy, HT cần yêu cầu TTCM thống nhất và hướng dẫn GV chú ý tới nội dung đạt được phương thức thực hiện và cách thức tổ chức lớp, phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Mặt khác, HT cùng với PHT phụ trách chuyên môn và TTCM phải định ra chuẩn bài soạn cho các loại bài ở các môn, phải hết sức quan tâm các tiết mà GV hay xem nhẹ như là tiết kiểm tra, luyện tập, thực hành. HT yêu cầu giáo án của GV (kể cả GV dạy giỏi ) phải được soạn bổ sung hoặc soạn mới để tránh tình trạng chép lại giáo án một cách vô ích, giúp họ có thời gian đi sâu vào những kiến thức mới.

* Dự giờ phân tích sư phạm bài dạy: Đây là hoạt động hết sức tích cực và quan trọng, cho nên HT phải tổ chức tốt hoạt động này. Tiếp cận bài học hiện nay còn có nhiều điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần quan hệ với nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, HS, tổ chức quản lý lớp học. Trong dự giờ phân tích sư phạm bài dạy, ngoài yếu tố quan trọng là nội dung dạy thì cần phải chú ý đến PPDH của người dạy, phải xem xét GV có hướng đến đối tượng HS yếu kém mà chủ yếu là HS DTTS không, GV dành thời lượng cho việc giao tiếp giữa mình và đối tượng HS yếu kém này là bao nhiêu, có hợp lý không, những tình huống hay những hoạt động mà GV yêu cầu đối tượng HS yếu kém tham gia giải quyết có được thể hiện trong tiết dạy không…

* Xây dựng thời khoá biểu và thực hiện nội dung chương trình theo thời khoá biểu. HT chỉ đạo cho người được phân công xây dựng thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thoả mãn được cầu của từng GV. Điều đặc biệt lưu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa các môn học trong một buổi để tạo điều kiện cho HS học tập có hiệu quả, từ đó tạo hưng phấn cho GV.

Khi chỉ đạo thời khoá biểu lên lớp của GV cần chú ý: - Kế hoạch theo dõi các tiết học của từng GV.

- Triển khai các biện pháp theo dõi nề nếp ra vào lớp(giờ giấc lên lớp của GV) - Có phương án dự phòng giải quyết các giờ vắng của GV.

- Điều chỉnh thời khoá biểu trong điều kiện cần thiết nhưng không được tuỳ tiện Quản lý thực hiện tốt thời khoá biểu lên lớp là biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện nội dung chương trình.

* Tổ chức công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém: Tổ chức phát hiện bồi dưỡng HS giỏi từ đầu cấp học để đảm bảo vừa giáo dục toàn diện, vừa khơi dậy được năng khiếu từng mặt, từng môn góp phần định hướng cho hướng đi sau này của HS.

Lựa chọn ĐNGV bồi dưỡng HS giỏi phải là GV có trình độ chuyên môn chắc chắn, có niềm đam mê, nhiệt tình với mảng hoạt động dạy học HS giỏi. Qua đó xây dựng chương trình dạy và quản lý chặt chẽ các giờ dạy bồi dưỡng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV về mặt thời gian và CSVC cần thiết để GV giúp HS phát huy sự sáng tạo.

theo kịp và hoàn thành nội dung chương trình, HT cần phải:

- Lập kế hoạch trong đó định hướng phụ đạo HS yếu kém từng môn học. - Giao cho PHT chuyên môn và TTCM lên kế hoạch cụ thể giúp đỡ HS

- Hướng dẫn GVCN lớp phối hợp với gia đình và GV bộ môn theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi cho HS. Mặt khác chỉ đạo GVCN lớp tổ chức các hình thức khác nhau nhằm giúp đỡ HS yếu kém như: phân công HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém, tổ chức chữa bài tập trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ, tiếp tục giúp đỡ HS yếu kém khi học bài và làm bài tập ở nhà.

* Quản lý việc lập kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đúng thời gian, tổ chức bảo vệ kế hoạch của trường trước đơn vị, dưới hình thức hội thảo khoa học, huy động sự đóng góp ý kiến của tập thể, của GV có kinh nghiệm, đặc biệt là các ý kiến về phương án những biện pháp thực hiện kế hoạch. Dựa vào kế hoạch này để TTCM, GV lập kế hoạch dạy học cho các tập thể và cá nhân.

Chỉ đạo GV làm tốt 5 khâu: Soạn, giảng, quản lý HS trên lớp, hướng dẫn HS tự học ở nhà và chấm, trả bài kiểm tra trên lớp(có nhận xét).

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

HT phải có kế hoạch dự giờ thăm lớp, kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện chương trình và việc kiểm tra cho điểm HS đối với GV bộ môn và khối lớp.

HT phải có kế hoạch đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, phải quản lý theo dõi kế hoạch này thường xuyên, thực hiện được theo tiến độ đề ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 99 - 104)