Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của hiệu trưởng đố

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của hiệu trưởng đố

học ở trường THPT có đông HS DTTS

1.4.2.1. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh tới việc quản lý hoạt động dạy học của HT bao gồm: trình độ, năng lực, phẩm chất của HT và ĐNGV. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không phần lớn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của người HT và ĐNGV.

Để có hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động dạy học, người HT phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người HT phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể GV, biết cách tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả.

* Chất lượng của đội ngũ GV

Trong nhà trường GV là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. HT giỏi, bản kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV lại không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vai trò của GV được Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, GV phải có đủ đức, tài” [33, 13]

Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ HT phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng ĐNGV. Trong nhà trường có nhiều HS là người DTTS, HT còn phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý HS dân tộc, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, tâm huyết, gần gũi với HS, chỉ đạo, hướng dẫn GV của mình có cách tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu để có PPDH hợp lý, gắn bó với HS, hết lòng vì HS thân yêu.

* Chất lượng đầu vào của HS

Thực tế cho thấy nếu tuyển sinh đầu vào mà có chất lượng thấp quá hoặc không được phép chọn lọc thì việc quản lý hoạt động dạy học của HT khó mà đạt kết quả tốt. Đối với các trường THPT có nhiều HS DTTS thì do những ưu tiên của chính sách dân tộc và tính nhạy cảm về chính trị của vấn đề này, nên chất lượng tuyển sinh thường rơi vào tình trạng nói trên. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để hoạt động dạy học được nâng cao về chất lượng là vấn đề nan giải.

1.4.2.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động dạy học của HT bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào giáo dục của địa phương,

các điều kiện, phương tiện dạy học…Việc quản lý hoạt động dạy học của HT sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm khuyến khích, động viên hoạt động dạy học trong nhà trường.

Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động dạy học của nhà trường, nếu ở đâu HS có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em thì chắc chắn chất lượng dạy học và giáo dục sẽ tốt hơn.

Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Việc quản lý hoạt động dạy học của HT sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng qui định, điều kiện, phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Kết luận chương 1

Từ những nét khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý hoạt động dạy trong trường THPT có nhiều HS DTTS, trên cơ sở một số lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với quản lý các mặt hoạt động khác. Qua đó có thể rút ra kết luận bước đầu như sau:

- Hoạt động dạy học là một hoạt động cơ bản, đặc trưng trong nhà trường, là con đường cơ bản nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. Để đạt được mục tiêu dạy học trong nhà trường, người hiệu trưởng cần phải có biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học và phù hợp.

- Đối với vùng có nhiều HS DTTS, có nhiều nét khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, trình độ nhận thức giữa người Kinh và người DTTS, hoàn cảnh kinh tế thì còn nhiều khó

khăn, do đó sẽ gây nhiều trở ngại cho việc phát triển giáo dục nói chung, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông nói riêng. Vì vậy, người HT cần đặc biệt chú ý trong việc quản lý hoạt động dạy học đối với trường THPT có nhiều HS DTTS.

- Khi hoạt động dạy học trong nhà trường có những nét đặc thù, quản lý hoạt động dạy học cũng phải có những nét đặc thù. Các yêu cầu quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là yếu tố quan trọng quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu riêng biệt đối với các trường có nhiều HS DTTS.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày ở chương 1 chỉ là những tri thức lý luận. Để có được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp, có tính khả thi đối với các trường THPT có nhiều HS DTTS trên địa bàn, cần phải nghiên cứu thực trạng giáo dục, đặc biệt là thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trường THPT có nhiều HS DTTS trong thời điểm hiện tại.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT CÓ NHIỀU HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, DĂK LĂK

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội huyện Cư M’gar

Cư M'gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam. Phía Đông giáp huyện Krông Buk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.

Huyện Cư M'Gar có có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 15 xã và 2 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 824,43 km2.

Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Đến nay, dân số toàn huyện là 159.659 người(2005). Trong đó, dân tộc thiểu số là 72.849(45,6%), DTTS tại chỗ là 58.185(36,4%). Từ chỗ chỉ có 3 dân tộc ban

đầu hiện nay đã có đến 25 dân tộc anh em với nhiều nét văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cư M'gar là tên theo tiếng Êđê, cách gọi của bà con về ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Cư M’gar được thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện EaSup, nằm ở phía bắc tỉnh Dăk Lăk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.

Kinh tế Cư M’gar bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nghề rừng. Trong nông nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm mà quan trọng nhất là các loại cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. Năm 2005 diện tích cà phê là: 32.000ha, cao su: 7.895ha, tiêu: 613ha, điều: 4.610ha. Ngoài ra, Cư M’gar còn trồng được nhiều loại cây trồng khác như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại, đậu tương, lạc… Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản và sản xuất phân bón. Dịch vụ thì chủ yếu là buôn bán nhỏ và tập trung ở 2 thị trấn Quảng Phú và Ea Pôk. Ngoài ra huyện Cư M’gar còn có các hoạt động kinh tế khác như: trang trại, khai thác, trồng và bảo vệ vốn rừng.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của huyện CưM’gar

Huyện Cư M’gar nằm về phía Tây Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 16 km. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 2 thị trấn. Với 174 thôn buôn thì có đến 68 buôn của đồng bào DTTS mà tuyệt đại bộ phận là người dân tộc Êđê bản địa. Trong gần 16 vạn dân thì người DTTS chiếm gần 50%.

Ngày mới thành lập(1984) huyện Cư M’gar chỉ có 17 trường học với tổng số 11.184 HS. Trong đó có 16 trường Phổ thông cơ sở với 76 lớp mẫu giáo và có 2235 cháu, 240 lớp cấp I với 7439 HS, 65 lớp cấp II với 2365 HS và chỉ có 1 trường cấp III với 145 HS.

Đến nay(năm 2009), sau 25 năm xây dựng và phát triển, toàn huyện đã có tới 85 trường học từ mầm non đến THPT. Trong đó có 23 trường mầm non với 6.113 cháu, 37 trường tiểu học với 19.383 HS, 20 trường THCS với 14.256 HS, 4 trường THPT với 6805 HS và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với 652 HS.

Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường những năm qua đạt khá cao. Số trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo hàng năm đạt trên 98% so với trẻ trong độ tuổi, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm đạt trên 99%, số trẻ trong độ tuổi phải hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 90%, HS hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 95%, HS đã hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt trên 99%.

Tỉ lệ GV đứng lớp mầm non đạt 1,2 GV/lớp, tiểu học 1,3 GV/lớp, THCS 1,9 GV/lớp và THPT là 2,24 GV/lớp.

Tỉ lệ GV đạt chuẩn ở mầm non là 93,5%, ở tiểu học là 98,2%, ở THCS là 99,3% và ở THPT là 99,8%.

Tính đến năm 2009, toàn huyện có 1077 phòng học và phòng chức năng. Trong đó 377 phòng học kiên cố, 579 phòng học bán kiên cố và 72 phòng học tạm. Có 23 trường có thư viện đạt chuẩn quốc gia, 50% số trường THCS có phòng Tin học và dạy Tin học, có 9 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 8 trường tiểu học và 1 trường THCS.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS của huyện đã có những bước phát triển nhanh nhờ sự nổ lực với quyết tâm cao. Tháng 11 năm 2008 huyện Cư M’gar đã được tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS với 16/17 xã đạt chuẩn đạt tỉ lệ 94,1%.

Bảng 2.1 : Số trường học của các cấp học giai đoạn 2008 – 2011

Năm học Mầm non TH THCS THPT TTGDTX

2008– 2009 23 37 19 4 1

2009 – 2010 23 37 20 4 1

2010 - 2011 23 37 20 4 1

Bậc học Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Số lớp HS Số lớp HS Số lớp HS Mầm non 221 5915 226 6113 223 6055 Tiểu học 624 18761 646 19383 629 18897 THCS 347 13912 356 14256 372 14880 THPT 133 6028 136 6105 146 6551 TTGDTX 16 550 18 652 19 688

( Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Cư M’gar và số liệu điều tra)

Nhìn chung số lượng HS mầm non và tiểu học tăng liên tục từ trước cho đến năm học 2009-2010, thì bắt đầu giảm nhẹ và đi vào ổn định. Số lượng HS THCS và THPT có xu hướng tăng liên tục từ trước cho đến nay. Dự báo số lượng HS THPT sẽ còn tiếp tục tăng khá nhanh trong vài ba năm tới mới bắt đầu ổn định. Vì vậy, theo kế hoạch thì trong năm học tới 2011-2012 hoặc chậm hơn là năm học 2012-2013 huyện sẽ có thêm 1 trường THPT nữa. Như vậy sẽ đưa số lượng trường THPT trong huyện lên 5 trường.

Có thể nói sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Cư M’gar trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý nhất là công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học và công tác phổ cập giáo dục THCS, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng của giáo dục THPT. Chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển.

* Thuận lợi chính

Đảng và Chính quyền các cấp đã có sự quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhờ vậy mà hệ thống CSVC trường học đã được xây dựng và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống điện phục vụ học tập, sinh hoạt ngày càng được hoàn thiện. ĐNGV cơ bản đã đủ về số lượng, nhìn chung là trẻ, khoẻ, năng nổ nhiệt tình, yêu nghề. HS ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học tập.

Trong những năm gần đây giá nông sản các loại đã tăng mạnh làm cho đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện rõ rệt, vì vậy mà việc đầu tư cho con em học tập đã có

nhiều thuận lợi hơn. Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên cũng có tác động thuận lợi đến sự phát triển của giáo dục và đào tạo.

Huyện nằm không xa thành phố Buôn Ma Thuột- Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh nên chịu tác động tích cực và mạnh mẽ của những trào lưu văn hoá hiện đại mà phong trào học tập là một trong những nét nổi bật của trào lưu đó.

* Khó khăn cơ bản

Đội ngũ cán bộ, GV vừa thừa, vừa thiếu, mặc dù sự thừa, thiếu này chỉ mang tính cục bộ. Hơn nữa đội ngũ vẫn đang nằm trong tình trạng không đồng bộ về cơ cấu: cơ cấu độ tuổi, giới tính, bộ môn, thành phần dân tộc. Diện tích của một số trường nhỏ, hẹp, khó mở rộng khuôn viên để xây dựng các trường chuẩn quốc gia, đặc biệt là việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Yêu cầu chất lượng giáo dục của ngành giáo dục và đào tạo, của nhân dân ngày càng cao, trong khi các điều kiện vẫn chưa đáp ứng kịp thời. Cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đã được triển khai sâu, rộng, bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt và được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp các khó khăn, trở ngại. Đội ngũ cán bộ, GV tuổi đời bình quân thấp, đang còn ít kinh nghiệm trong nghề nghiệp, môi trường xung quanh đang có nhiều tệ nạn xã hội đang ngày đêm rình rập, thâm nhập vào các học đường đã phần nào ảnh hưởng đến công tác giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức cho HS.

Cư M’gar là địa bàn có người DTTS(chủ yếu là người Êđê bản địa) chiếm gần 50% dân số của huyện với những nét văn hoá đặc thù của địa phương, vì vậy nhìn chung trình độ dân trí còn rất thấp, nhận thức về vấn đề giáo dục còn nhiều hạn chế. Hơn nữa kinh tế của một bộ phân không nhỏ dân cư nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những lực cản không nhỏ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển giáo dục của huyện mà chất lượng giáo dục luôn là vấn đề nổi cộm, nhức nhối.

2.1.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Qua bảng 2.3 ta thấy, đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT có đông HS DTTS của huyện Cư M’gar đều đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Đội ngũ cán bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 40)