Biện pháp 2:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 104 - 112)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2:

chức dạy học theo phương pháp “dạy học phân hóa”, hướng đến “dạy học cá nhân”

3.2.2.1. Mục tiêu

Giúp ĐNGV có động lực và cơ sở để định hướng các PPDH trong quá trình dạy học ở các lớp có động HS DTTS. Đó là hướng đến việc phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy những HS yếu kém cố gắng vươn lên thành HS có học lực

trung bình, những HS trung bình vươn lên thành HS khá.

Quá trình dạy học của GV làm sao phải biến đam mê trong cuộc sống của HS thành động lực trong học tập, dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu của dạy học đồng loạt, từ đó mà nâng cao được chất lượng dạy học ở các lớp có đông HS DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong điều kiện cho phép, chỉ đạo cho ĐNGV giảng dạy hướng đến từng cá nhân HS để phát triển ở HS những kỹ năng và năng lực tư duy độc lập, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong thực tiễn. Phương châm của PPDH này là dù trong lớp có nhiều HS, nhưng người GV luôn quan tâm đặc biệt đến từng HS một trên nhiều phương diện khác nhau, từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường sở đoản của HS. Trên cơ sở đó mà có những biện pháp phù hợp tác động đến từng HS trong quá trình dạy học, đưa kiến thức đến từng em, đồng thời động viên được HS hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

a. Nội dung

* Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa cần dựa trên những tư tưởng chủ đạo dưới đây:

- Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng. - Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung.

- Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản.

* Hoạt động ngoại khóa.

Hoạt động ngoại khóa có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho dạy học nội khóa (gây hứng thú học tập bộ môn, bổ sung, đào sâu mở rộng kiến thức, ...) HS tham gia hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tự nguyện, không ép buộc.

Các hình thức hoạt động ngoại khóa gồm có: nói chuyện ngoại khóa, tham quan, sinh hoạt câu lạc bộ, báo, tạp chí...

* Bồi dưỡng HS giỏi.

Trong quá trình học tập một bộ môn, có những HS trình độ kiến thức, kỹ năng và tư duy vượt trội lên trên các HS khác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ môn học một cách dễ dàng, đó là những HS giỏi bộ môn đó.

Nội dung bồi dưỡng nhóm HS giỏi bao gồm:

- Nghe thuyết trình những tri thức bộ môn bổ sung cho nội khóa. - Giải những bài tập nâng cao.

- Học chuyên đề (bổ sung cho nội khóa, nâng cao tầm hiểu biết). - Tham quan, thực hành và ứng dụng môn học.

- Làm nòng cốt cho những sinh hoạt ngoại khóa bộ môn. * Giúp đỡ HS yếu kém.

Đứng trước yêu cầu dạy học đồng loạt ở một bộ môn, nhiều HS gặp khó khăn mà đa số rơi vào đối tượng HS DTTS, kết quả kiểm tra thường xuyên ở dưới trung bình, đó là những HS yếu kém bộ môn đó. Sự yếu kém học tập bộ môn có nhiều biểu hiện, nhưng nhìn chung lại thì có ba điểm cơ bản:

- Nhiều "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng. - Tiếp thu bài chậm.

- Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt.

Trong quá trình thực hiện phương pháp “dạy học phân hoá”, nếu có điều kiện sẽ phát triển hình thức này cao hơn bằng phương pháp “dạy học cá nhân” với các nội dung sau:

* Về mục tiêu dạy học

- GV xác định mục tiêu cho HS cần đạt trong bài học trong 1 chủ đề, trong 1 giai đọan.

hoá các đối tượng tuỳ theo khả năng của HS. * Về soạn bài

- Nắm bắt tâm lý, khả năng tiếp thu của HS - Điều chỉnh mục tiêu phù hợp với trình độ HS

- Phân chia lượng kiến thức phù hợp dự kiến cho các đối tượng. - Lựa chọn phương pháp tổ chức từng họat động

- Căn cứ theo trình độ mà nêu những yêu cầu sát hợp trong việc thực hiện chương trình, soạn giáo án và hệ thống bài tập. Mỗi bài giảng cần có những phần thích ứng với từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu.

Bài sọan được thiết kế theo kiểu phân nhánh. Những dự kiến của GV phải được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của HS để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em.

* Về hình thức tổ chức dạy học

- Tổ chức dạy theo các họat động thông qua các họat động như năm học qua. GV có quyền thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học.

- GV tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, giúp HS nhận biết vấn đề, làm sáng tỏ và thử nghiệm, rút ra kết luận.

* Về Công tác chủ nhiệm

- GV điều tra cơ bản HS thật chắc.

- Trong quá trình dạy tiếp tục quan sát, khám phá đặc điểm tâm lý HS qua ngôn ngữ hành vi, quan hệ đối xử, ghi nhận đặc điểm và kết quả rèn luyện từng HS qua từng giai đoạn. theo dõi sự chuyển biến trong từng mức kiến thức kỹ năng của HS.

- GV cần quan tâm lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và định hướng tư tưởng cho HS. Nếu GV cùng tham gia với HS một số hoạt động như: lao động, tập văn nghệ, làm báo, tham quan, cắm trại… sẽ hiểu HS hơn, tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi và dễ dàng thực

hiện phương pháp giáo dục cá thể hóa. * Về Đánh giá

- Có thang bậc đánh giá, cho điểm cụ thể cho từng loại đối tượng- căn cứ vào mức khởi điểm. Vì nếu áp dụng theo một công thức chung cho cả lớp sẽ không thấy được nỗ lực của những em yếu kém và không tạo động lực cho những em khá, giỏi. Sự đánh giá đồng loạt là không công bằng.

- Tôn trọng những ý kiến cá nhân cho dù ý kiến đó có khác suy nghĩ thông thường của người thầy hoặc có thể chưa đúng, chưa hay lắm. Khuyến khích các em phản biện, chấp nhận cách giải toán, làm bài tập khác cách giải thông thường miễn hợp logic và đúng đáp số. Cho điểm cao những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chân thật.

- GV phải hướng dẫn cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HS.

b. Cách tiến hành

* Đối với “dạy học phân hoá”

Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa được tiến hành bằng các cách như sau:

- Đối xử cá biệt ngay trong những giờ dạy học đồng loạt dựa trên trình độ phát triển chung, ví dụ: giao nhiệm vụ phù hợp với từng loại đối tượng, khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ ý muốn trả lời câu hỏi, phân hóa việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá HS.

- Ra bài tập có phân bậc hoặc ra thêm bài tập để đào sâu, nâng cao cho HS khá, giỏi. - Phân hóa sự giúp đỡ của thầy, HS yếu kém được giúp đỡ nhiều hơn HS khá, giỏi. - Tác động qua lại giữa các HS, lấy chỗ mạnh của HS này điều chỉnh nhận thức HS khác.

- Phân hóa bài tập về nhà theo số lượng bài tập, theo nội dung bài tập, theo yêu cầu về tính độc lập. Ra riêng bài tập cho HS yếu kém và ra riêng bài tập cho HS khá, giỏi.

Trong các giờ ngoại khoá có thể tiến hành bằng nhiều cách:

- Tổ chức các chuyên đề về các môn học với kiến thức được đưa vào ở nhiều cấp độ khác nhau.

- Tổ chức chiếu phim, các trò chơi với nhiều hình thức “đố vui để học”, “rung chuông vàng”, “đường lên đỉnh Olympia”, “theo dòng lịch sử”…

- Mời chuyên gia nói chuyện về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việc bồi dưỡng HS giỏi, một mặt được tiến hành trong những giờ học đồng loạt bằng những biện pháp phân hóa, mặt khác được thực hiện bằng cách bồi dưỡng tách riêng diện này trên nguyên tắc tự nguyện và phải dành nhiều thời gian, lựa chọn phân công cho các GV giỏi, giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Phía nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác này bằng sự hỗ trợ về tài liệu, phòng ốc, phương tiện dạy học, kinh phí bồi dưỡng cho GV dạy thỏa đáng và cả về quĩ thời gian.

Việc phụ đạo HS yếu kém. Tương tự như việc bồi dưỡng HS giỏi, việc giúp đỡ HS yếu kém bộ môn được tiến hành bên cạnh những giờ học đồng loạt, bằng các biện pháp phân hóa, là cần tách riêng diện HS này để giúp đỡ. Cách tiến hành giúp đỡ HS yếu kém cần theo hướng sau đây:

- Luyện tập vừa sức HS yếu kém (gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ, sử dụng bài tập phân bậc mịn,...)

- Lấp "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng.

- Đảm bảo những tiền đề về kiến thức, kỹ năng cho những tiết lên lớp. - Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn.

* Đối với “dạy học cá nhân” có thể tiến hành như sau:

- Giảm sĩ số HS xuống ít đi (khoảng 30- 35HS/lớp, nếu có điều kiện về CSVC và ĐNGV thì giảm xuống ít hơn nữa càng tốt) để GV có điều kiện quan tâm sâu sát đến từng HS trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo GVCN điều tra cơ bản HS thật chắc. Trong quá trình dạy tiếp tục quan sát, khám phá đặc điểm tâm lý HS qua ngôn ngữ, hành vi, quan hệ đối xử, ghi nhận đặc điểm và kết quả rèn luyện từng HS qua từng giai đoạn.

- Có nhiều tác động làm cho GV phải hết sức tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao và thương yêu HS, quan tâm đổi mới phương pháp, sâu sát và am hiểu đặc điểm hoàn cảnh và sức học từng em HS trong lớp. Nên dành thời gian tiếp xúc với HS: trước, trong và sau giờ học để nắm bắt thông tin cá nhân và có biện pháp giáo dục phù hợp. Cần thường xuyên gặp phụ huynh HS để trao đổi, nắm bắt thông tin cần thiết.

- Chỉ đạo ĐNGV căn cứ theo trình độ mà nêu những yêu cầu sát hợp trong việc thực hiện chương trình, soạn giáo án và hệ thống bài tập. Mỗi bài giảng cần có những phần thích ứng với từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu.

- Chỉ đạo ĐNGV phải có thang bậc đánh giá, cho điểm cụ thể cho từng loại đối tượng- căn cứ vào mức khởi điểm. Vì nếu áp dụng theo một công thức chung cho cả lớp sẽ không thấy được nỗ lực của những em yếu kém và không tạo động lực cho những em khá, giỏi. Bởi vì sự đánh giá đồng loạt là không công bằng.

- Chỉ đạo ĐNGV phải tôn trọng những ý kiến cá nhân của HS cho dù ý kiến đó có khác suy nghĩ thông thường của người thầy hoặc có thể chưa đúng, chưa hay lắm. Khuyến khích các em phản biện, chấp nhận cách giải toán, làm bài tập khác cách giải thông thường miễn hợp logic và đúng đáp số. Cho điểm cao những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chân thật.

- Chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp tự học, có tư duy độc lập, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, chống lối học vẹt, học tủ. Khuyến khích việc sinh hoạt nhóm, tạo điều kiện cho các em có dịp thể hiện ý kiến cá nhân trong tập thể, khuyến khích sự sáng tạo, năng động.

- Nổ lực phấn đấu xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” theo chỉ đạo của Bộ GD- ĐT để HS có cảm giác an toàn, vui tươi, hứng khởi trong việc học. Từ mối quan hệ thầy trò tốt đẹp, HS sẽ tự tin, mạnh dạn trao đổi với GV điều chưa hiểu hay vấn đề

định hướng tư tưởng cho HS. Nếu GV cùng tham gia với HS một số hoạt động như: lao động, tập văn nghệ, làm báo, tham quan, cắm trại…sẽ hiểu HS hơn, tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi và dễ dàng thực hiện phương pháp giáo dục cá nhân hóa.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Ngôn ngữ giao tiếp là điều kiện tiên quyết giúp cho quá trình dạy học thành công, có chất lượng. Bởi vậy HT cần tổ chức tốt việc bồi dưỡng tiếng của người DTTS nơi mà mình giảng dạy, cụ thể là tiếng Êđê, ngược lại trong kế hoạch dạy học cũng cần tăng cường thời gian và các điều kiện khác cho việc dạy củng cố thêm khả năng sử dụng, giao tiếp tiếng Việt cho HS DTTS. Mục tiêu là để các em tiếp thu kiến thức cơ bản từ các giờ học vốn được giảng dạy bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

Ngoài việc giảng dạy trên lớp, HT cần chỉ đạo cho ĐNGV phải gần gũi với HS DTTS để tìm hiểu về phong tục tập quán, đặc điểm tâm sinh lý của người DTTS, từ đó mà có PPDH phù hợp, sát đối tượng nhằm tăng hiệu quả của các giờ dạy.

Để GV có thể thực hiện tốt “dạy học cá nhân”, cần có những điều kiện cơ bản như sau :

* Đổi mới đào tạo sư phạm: Đổi mới đào tạo sư phạm từ “dạy số đông”, áp đặt, nặng lý thuyết sang “dạy cá nhân” gợi mở, hợp tác trong dạy và học, giảm lý thuyết, tăng thực hành.

* Đổi mới nội dung chương trình: Đổi mới từ nội dung chương trình đến cơ chế làm sách giáo khoa. Sách giáo khoa phải thực hiện theo hướng tích hợp, ít môn học nhưng phong phú, lý giải được những vấn đề sinh động của cuộc sống.

* Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Giảm sĩ số trong lớp, thiết bị học tập được trang bị đủ cho từng HS.

* Đổi mới thi cử và công tác quản lý nhà trường: Nâng cao vai trò của GV trong đánh giá HS.

Giảm thiểu những kỳ thi chung nặng nề, định chuẩn cụ thể, tập huấn GV đánh giá HS, có biện pháp giám sát khoa học.

* Đổi mới hoạt động của người GV: GV phải đổi mới quan điểm sư phạm, quan niệm về quan hệ thầy trò, về trách nhiệm của GV trong quá trình giáo dục.

- Quan điểm sư phạm là dân chủ, hướng về cá nhân thay cho sự áp đặt với số đông. - Quan hệ thầy trò là quan hệ hợp tác trao đổi lắng nghe, thay cho sự truyền thụ một chiều.

- Trách nhiệm của GV là quyết định cho kết quả quá trình dạy học, GV phải đánh giá được từng HS về sở trường, sở đoản để có biện pháp giáo dục phù hợp trong từng giờ dạy.

Trong 5 điều kiện vừa trình bày, đổi mới hoạt động GV là quan trọng nhất vì đó là hoạt động trực tiếp quyết định kết quả của quá trình dạy học, đồng thời GV có khả năng góp phần cải thiện các khiếm khuyết của các điều kiện khác.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w