Đặc điểm chính của các trường triển khai nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 48 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Đặc điểm chính của các trường triển khai nghiên cứu đề tài

2.1.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Qua bảng 2.3 ta thấy, đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT có đông HS DTTS của huyện Cư M’gar đều đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý nêu trên 100% là đảng viên, 100% đạt ở trình độ đại học trở lên, trong đó 33,3% có trình độ trên đại học. Số cán bộ quản lý có kinh nghiệm trên 5 năm về quản lý và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chiếm 66,7%, đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong công tác quản lý. 77,8% có trình độ lý luận chính trị sơ cấp, 22,2% có trình độ lý luận trung cấp. Tuổi đời của cán bộ quản lý nhìn chung là trẻ, hơn phân nửa(5/9 người) có tuổi đời dưới 45 tuổi. Điều này được xem như là một ưu điểm cho công tác quản lý, vì đội ngũ này sẽ phục vụ được lâu dài,

Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THPT có đông HS DTTS ở huyện Cư M’gar, năm học 2010-2011

Trường THPT BGH Nữ ĐV

Trình độ

chuyên môn Thâm niênquản lí quaĐã bồi dưỡng CBQL Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi Trên ĐH ĐH Trên 5 năm Dưới 5 năm Sơ cấp Tr. cấp Cao cấp Dưới 45 Trên 45 Nguyễn Trãi 3 0 3 1 2 3 0 3 3 0 0 1 2 Lê Hữu Trác 3 0 3 1 2 2 1 2 2 1 0 2 1 Trần Quang Khải 3 0 3 1 2 1 2 1 2 1 0 2 1 Tổng 9 0 9 3 6 6 3 6 7 2 0 5 4 % 100 0 100 33,3 66,7 66,7 33,3 66,7 77,8 22,2 0 55,6 44,4

( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát bằng phiếu)

ổn định và hứa hẹn có nhiều sự đổi mới trong cách quản lý và điều hành đơn vị để đem lại hiệu quả giáo dục.

Tuy vậy, đội ngũ CBQL nói trên còn có một số hạn chế:

- Trong cơ cấu đội ngũ CBQL của 3 trường THPT triển khai nghiên cứu đề tài, tỉ lệ CBQL nữ là 0%. Điều này phần nào có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả quản lý đối với bộ phận cán bộ, GV, nhân viên nữ trong các đơn vị. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện

vọng, hoàn cảnh của các GV nữ để có biện pháp quả lý phù hợp đối với bộ phận này ít nhiều gặp trở ngại. Mặt khác, cơ cấu này là chưa thực hiện đúng chủ trương chung của Đảng về vấn đề cơ cấu cán bộ, vì vậy cũng dễ gây ra những ý kiến không đồng thuận trong bộ phận cán bộ, GV là nữ giới.

- Tương tự như hạn chế trên, trong cơ cấu CBQL của 3 trường mà đề tài tiến hành nghiên cứu vắng bóng hẳn người DTTS. Điều này cũng làm cho hiệu quả tác động quản lý đến bộ phận GV là người DTTS không cao. Đặc biệt là tác động đến bộ phận HS người DTTS gặp nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, do thiếu hiểu biết về văn hoá, tập tục của người DTTS...Việc thu nhận những “tín hiệu ngược” trong quản lý hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học để điều chỉnh biện pháp quản lý cho sát thực tế gặp nhiều trở ngại.

- Việc quan tâm của hiệu trưởng đến công tác quản lý nền nếp các hoạt động trong nhà trường chưa thực sự sát sao, thường xuyên, liên tục, đặc biệt là trong việc đôn đốc, kiểm tra hoạt động dạy học, nhất là dạy học hướng đến đối tượng HS DTTS, vì vậy chưa nắm bắt kịp thời để phát hiện, xử lý những vi phạm xảy ra.

- Một số đồng chí phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vấn đề bồi dưỡng năng lực quản lý thông qua việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý giữa các trường THPT trong huyện, trong tỉnh cũng chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số cán bộ quản lí chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén, làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, ít hoặc chưa được qua đào tạo về kĩ năng và nghiệp vụ quản lí; chưa coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; nội dung, chất lượng hội họp, sinh hoạt còn thấp, việc thực hiện quy chế dân chủ có nơi, có lúc còn hình thức, chiếu lệ.

2.1.3.2. Đội ngũ GV

chất lượng dạy học nói riêng.

Thực trạng dạy học ở các trường THPT có đông HS DTTS tại huyện Cư M’gar, Dăk Lăk trong những năm qua có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì ĐNGV cần phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Đội ngũ GV các trường THPT có đông HS DTTS ở huyện Cư M’gar, Dăk Lăk có những điểm mạnh và những hạn chế sau:

*Điểm mạnh

- Nhìn chung ĐNGV có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình yêu nghề, đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong các hoạt động khác.

- Có nhiều GV là đảng viên, cơ cấu về GV nam và nữ tương đối cân bằng, cả 3 trường đều có một số GV là người DTTS. (Bảng 2.4)

- ĐNGV của các trường đều gần đạt số lượng theo qui định, 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo (trình độ đại học); tỷ lệ GV trên chuẩn đạt 7,5%, so với các trường THPT khác trong tỉnh là khá cao. Nhiều GV có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt; tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo các hoạt động nhận thức của HS. Có những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Một số GV đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh, số GV giỏi cấp cơ sở chiếm tỷ lệ cao và được nâng lên hàng năm(bảng 2.4)

- ĐNGV ở các trường THPT có nhiều HS DTTS của huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk có tuổi đời và tuổi nghề trung bình đều còn trẻ. Kết quả điều tra qua tổng hợp từ các phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, trong 3 trường THPT thì trường Lê Hữu Trác và trường Nguyễn Trãi mỗi trường chỉ có một GV trên 50 tuổi, riêng trường Trần Quang Khải chưa có GV nào đến 40 tuổi. Cả 3 trường đều có tuổi đời trung bình dưới 35 tuổi, tuổi

nghề trung bình dưới 10 năm. Tuổi đời và tuổi nghề trẻ nên có ưu điểm là hăng hái, nhiệt tình trong công tác. Mặt khác lực lượng GV trẻ hầu hết đều được trang bị vốn kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và cập nhật được tri thức mới mẻ, hiện đại từ các trường đại học.(bảng 2.5)

* Hạn chế

- Tuổi đời và tuổi nghề trung bình còn trẻ nên kinh nghiệm trong giảng dạy còn hạn chế, việc tìm ra những GV cốt cán để bố trí làm TTCM và các kiêm nhiệm khác gặp nhiều khó khăn.

- Bên cạnh một số GV có tâm huyết, nhiệt tình, tận tuỵ với nghề, gương mẫu trong công tác, còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự tâm huyết với nghề, ngại đổi mới PPDH, không chịu khó tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, ngại đọc tài liệu tham khảo, sách, tạp chí nên chất lượng dạy học chưa cao.

- Đa số GV trẻ ham học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bên cạnh đó còn một số GV trẻ chưa thực sự chịu khó học hỏi, trau dồi tri thức.

- Những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; có nơi, có lúc vẫn có những biểu hiện về thương mại hoá trong giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích.

- Đời sống của một phận không ít GV còn gặp nhiều khó khăn về vật chất cũng như tinh thần nên chưa thật sự yên tâm công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong hoàn cảnh đặc thù của các trường là có nhiều HS DTTS mà đại đa số là dân tộc Êđê, song rất ít GV biết tiếng của dân tộc tại chỗ này. Vì vậy chất lượng dạy học và giáo dục bị ảnh hưởng không ít.

2.1.3.3. HS và tình hình học tập

Bảng 2.4: Số lượng, chất lượng GV năm học 2010-2011

CSTĐ GVG Ths ĐH CS Tỉnh CS Tỉnh Nguyễn Trãi 53 27 4 14 5 49 0 7 1 27 1 Lê Hữu Trác 110 53 7 16 9 102 0 10 1 45 2 Trần Quang Khải 48 23 6 8 2 46 0 5 0 19 1 Tổng 211 103 17 38 16 197 0 22 2 91 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của các trường)

Bảng 2.5: Đặc điểm đội ngũ GV năm học 2010-2011

Trường THPT T.số GV lớpSố GV/lớpTỉ lệ Tuổi đời (năm) Tuổi nghề (năm) Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất

Nguyễn Trãi 53 23 2,30 50 25 28 3

Lê Hữu Trác 110 44 2,50 55 24 31 2

Trần Quang Khải 48 23 2,09 36 23 14 1

( Tổng hợp từ kết quả khảo sát và báo cáo tổng kết năm học của các trường)

Nhìn chung, phần lớn là HS ngoan, có tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn, nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, chăm chỉ học bài, làm bài đầy đủ, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

Nề nếp học tập được duy trì khá tốt, các em biết xây dựng kế hoạch học tập ở nhà, phương pháp tự học đã được hình thành trong một bộ phận HS, tạo ra phong trào tự học, tự rèn. Kết quả là số HS này thường đạt kết quả khá tốt trong học tập cũng như trong rèn luyện.

Tuy vậy, kết quả về học lực của các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar nói chung là còn rất thấp. Bảng 2.6 cho chúng ta thấy tỉ lệ HS giỏi chỉ đạt 0,3%, trong đó HS DTTS là 0%; tỉ lệ HS khá là 10,2%, HS DTTS là 4,2%. Trong khi đó tỉ lệ HS có học lực yếu- kém lên tới 41,5%, tỉ lệ này ở HS DTTS còn cao hơn nhiều, lên tới 59,2%.

Bảng 2.6 cũng cho thấy rằng trường nào có tỉ lệ HS DTTS cao thì tỉ lệ HS có học lực yếu- kém so với tổng số HS càng cao và ngược lại. Cụ thể, ở trường THPT Nguyễn Trãi có tỉ lệ HS DTTS là 55,2% thì tỉ lệ HS có học lực yếu- kém lên tới 52,3%, trường THPT

Trần Quang Khải có tỉ lệ HS DTTS là 31,5% thì tỉ lệ HS có học lực yếu- kém là 40,3% và trường THPT Lê Hữu Trác có tỉ lệ HS DTTS thấp nhất trong 3 trường 28,6% thì tỉ lệ HS có học lực yếu- kém là 37,2%. Qua đây cũng thấy được, tỉ lệ HS có học lực yếu – kém luôn luôn cao hơn tỉ lệ HS DTTS trong tổng số HS.

Đối với HS khá- giỏi, trường nào có tỉ lệ HS DTTS thấp thì tỉ lệ HS đạt khá - giỏi trong tổng số HS cũng cao hơn. Tỉ lệ khá - giỏi của trường THPT Trần Quang Khải là cao nhất là 14,1% (tỉ lệ HS DTTS là 31,5%), kế đến là trường THPT Nguyễn Trãi 11,4% ( tỉ lệ HS DTTS là 55,2%). Riêng trường THPT Lê Hữu Trác có tỉ lệ HS đạt khá- giỏi thấp nhất, chỉ đạt 8,6%, trong lúc tỉ lệ HS DTTS là thấp nhất trong 3 trường 28,6%. Đây là một ngoại lệ mà có thể là do sự đánh giá không đồng đều giữa các trường.

Qua đó cho thấy, trong nhiều yếu tố ảnh hưởng làm cho chất lượng dạy học còn rất thấp ở các trường này thì yếu tố HS DTTS là chủ yếu.

Nguyên nhân của chất lượng học tập còn thấp như đã trình bày đầy đủ ở chương 1. Điều này đòi hỏi các nhà trường cần phải có nhiều biện pháp quyết liệt, sát thực tế địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học

Hiệu trưởng các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar, Dăk Lăk hàng năm đều đã lập kế hoạch mua sắm ĐDDH, các tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ đạo việc bảo quản, giữ gìn, sử dụng cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học trong nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng một cách đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.

Chỉ đạo GV phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện thực hiện tốt việc chuẩn bị thiết bị thí nghiệm cho GV; bảo quản, giữ gìn trang thiết bị dạy học, sách thư viện theo đúng yêu cầu; có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên công tác xây dựng và quản lý CSVC- ĐDDH trong các trường còn có một số hạn chế như: Các trang thiết bị dạy học cũng chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất

chứ chưa thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt đối với những yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay. Một số trường chưa thực sự khai thác, phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học; công tác bảo quản còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.6: Kết quả xếp loại học lực của HS các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar năm học 2010-2011.

S T

T Tên trường THPT

Số lượng HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

TS DT Tỉ lệ % TS DT Tỉ lệ % TS DT Tỉ lệ % TS DT Tỉ lệ % TS DT Tỉ lệ % TS DT Tỉ lệ % 1 Nguyễn Trãi 940 519 55,2 3 0 0,3 104 6 11,1 341 124 36,3 451 352 48,0 41 37 4,3 2 Lê Hữu Trác 2114 605 28,6 0 0 0 182 45 8,6 1146 278 54,2 749 262 35,4 37 20 1,8 3 Trần Quang Khải 829 261 31,5 8 0 1,0 109 7 13,1 378 105 45,6 318 138 38,4 16 11 1,9 Tổng cộng 3883 1385 35,7 11 0 0,3 395 58 10,2 1865 507 48,0 1518 752 39,1 94 68 2,4

2.1.3.5. Các hoạt động khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên

Chăm lo cải thiện đời sống GV, quan tâm đến GV cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sức mạnh thi đua trong tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường trong đó có chất lượng dạy học.

b.Thực hiện xã hội hoá giáo dục

Huy động mọi lực lượng trong xã hội, các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường vì giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân mà trước hết là trách nhiệm của ngành giáo dục. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn.

Phối kết hợp với các lực lượng hữu trách ở địa phương để bảo vệ an ninh trường học, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh để HS an tâm học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 48 - 57)