Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 83 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS DTTS tại huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk, có thể đánh giá tóm tắt như sau:

2.2.3.1. Ưu điểm

a. Về quản lý hoạt động dạy

- Hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch chung phù hợp với thực tế nhà trường, có những quyết định đúng đắn kịp thời, tổ chức công việc tương đối hợp lý, khoa học; chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở năng lực, hoàn cảnh, nguyện vọng của họ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Việc quản lý chương trình dạy học ở các trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng cắt xén chương trình. Hầu hết các trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện lịch báo giảng đều đặn.

- Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả GV qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi GV giỏi được tổ chức thường xuyên, có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của GV.

- Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong việc hoạt động giảng dạy của GV; dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý xây dựng giờ dự. Đa số các GV đều mong muốn được GV cùng bộ môn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình.

- Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn, phối hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học.

b. Về quản lý hoạt động học

Bảng 2.15: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm HS của các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar,

Dăk Lăk năm học 2010 – 2011.

Trường THPT

Số lượng

HS

Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nguyễn Trãi 940 3 0,3 104 11,1 341 36,3 451 48,0 41 4,3 320 34,0 562 59,8 52 5,6 6 0,6 Lê Hữu Trác 2114 0 0 182 8,6 1146 54,2 749 35,4 37 1,8 939 44,4 991 46,9 174 8,2 10 0,5 Trần Quang Khải 829 8 1,0 109 13,1 378 45,6 318 38,4 16 1,9 465 56,1 212 25,6 150 18,1 2 0,2 Cộng 3883 11 0,3 395 10,2 1865 48,0 1518 39,1 94 2,4 1724 44,4 1765 45,4 376 9,7 18 0,5

đức tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản lý các hoạt động của lớp.

- Quản lý tốt việc thực hiện nề nếp của HS. Phần lớn HS ngoan ngoãn, có phẩm chất đạo đức tốt, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, chấp hành nghiêm túc các nội quy của lớp cũng như của trường đề ra.

2.2.3.2. Hạn chế

a. Về quản lý hoạt động dạy

Việc quản lý hoạt động dạy như chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chương trình của GV, giờ lên lớp của GV chưa chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, chưa đi vào chiều sâu. Cụ thể:

- Về xây dựng kế hoạch, phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, các trường chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ nhóm chuyên môn và của cá nhân còn sơ sài, chiếu lệ, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch hạn chế. Bên cạnh đó, duyệt kế hoạch thực chất chỉ là ký xác nhận kế hoạch của GV.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức giáo án chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án. Dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy còn mang tính chiếu lệ, ít chú ý tới phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ xem xét, đánh giá các bước lên lớp.

- Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn; việc chỉ đạo dạy học theo PPDH tích cực còn lúng túng. PPDH còn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, ít chú ý đến đối tượng HS yếu mà HS DTTS chiếm đa số. Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn trong phong trào tự làm thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả.

b. Về quản lý hoạt động học

đúng mức; Sự phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của HS chưa đồng bộ; Việc phụ đạo HS yếu kém cũng gặp nhiều khó khăn về thời gian và kinh phí, ý thức tự học của HS rất yếu; Việc đánh giá xếp loại học lực của HS chưa thật chính xác, chưa khách quan, chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của HS, chưa có biện pháp tích cực nhằm kích thích được HS trong học tập.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan

- Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

- Việc chỉ đạo đổi mới PPDH, quản lý hoạt động học tập của HS chưa sâu sát, quản lý thực hiện quy chế chuyên môn chưa tốt.

- GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của mình trong giai đoạn mới nên chưa có sự thay đổi về tư duy, ĐNGV còn thiếu về một số môn, chất lượng chưa tốt, cơ cấu chưa đồng bộ.

b. Nguyên nhân khách quan

- CSVC và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên còn thiếu nhiều và giá trị sử dụng rất kém.

- GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới PPDH, năng lực chuyên môn còn yếu vì chưa chịu cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với thiết bị dạy học hiện đại.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục và đổi mới PPDH còn chậm và chưa mạnh mẽ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đều trưởng thành đi lên từ GV đứng lớp, đa số mới qua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong công việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy luận chủ quan của cá nhân.

gian cũng như đầu tư các điều kiện học tập.

- Kinh tế- xã hội của địa bàn còn chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

Kết luận chương 2

Ở chương này, chúng tôi khái quát đặc điểm về địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề cập tới tình hình giáo dục của huyện Cư Mgar nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Quan trọng hơn cả là trong chương này thực trạng về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT có nhiều HS DTTS đã được nghiên cứu. Trong đó chúng tôi thấy, các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng đã và đang áp dụng là: Quản lý thực hiện mục tiêu chương trình giảng dạy; Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; Quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Quản lý công tác bồi dưỡng GV; Quản lý đổi mới PPDH; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; Quản lý hoạt động học của HS; Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Qua tổng hợp, phân tích và bình luận kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT là khá đầy đủ, đa dạng, trong đó nhiều biện pháp đã phát huy được tác dụng tốt trong thực tế. Tuy vậy, mức độ thực hiện các nhóm biện pháp đó nhìn chung còn có nhiều hạn chế.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học của mình, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT có nhiều HS DTTS ở huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT CÓ

NHIỀU HỌC SINH DTTS TẠI CƯM’GAR, DAKLAK

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có HS dân tộc thiểu số tại huyện CưM’gar, tỉnh Dăk Lăk (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w