Góp phần xây dựng những nhân vật điển hình.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 123 - 126)

Balzac đã nêu mục đích của mình trong Li mđầu cho Tn trò đời khi xây dựng các nhân vật là làm sao để các nhân vật có sức sống trường cửu hơn các nguyên mẫu của nó. Tức là ông muốn thiết lập nên những tính cách nổi bật, sâu sắc và có ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Và kết quả đúng như mong muốn của ông, các nhân vật do ông sáng tạo ra có một đời sống thật bền lâu trong lòng người đọc. Cuộc sống của những nguyên mẫu mà từ đó Balzac

sáng tạo, nếu có, chắc chắn đã đi vào dĩ vãng nhưng ngày nay khi đọc lại những tác phẩm được viết cách đây gần hai thế kỷ, ta vẫn thấy hiện nguyên những tính cách như cái thời tác giả sinh ra chúng. Bởi vì, như theo thuật ngữ lí luận văn học thì Balzac đã xây dựng nên được những nhân vật điển hình kinh điển của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Và để đạt được điều này, thủ pháp tái xuất hiện nhân vật có một vai trò quan trọng. Thủ pháp này đã góp phần làm cho nhân vật “có sức mãnh liệt không gì sánh nổi”, nhà văn “áp đặt cho người đọc hình tượng mạnh đến mức ám ảnh, làm ta thấm sâu tận đáy tâm can ý nghĩa đặc biệt của nó”[50, tr.336].

Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật đã tạo nên một sự gắn chặt nhân vật, tính cách trong những tình huống khác nhau của hoàn cảnh, và như thế nó đạt được yêu cầu điển hình hóa. Các nhân vật chỉ có thể bộc lộ hết tính cách của mình khi cọ xát với môi trường, mà như thế thì nhân vật phải được thử thách trong nhiều cảnh huống khác nhau. Tức là càng xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau thì khả năng nhấn mạnh cái tính cách điển hình càng được thể hiện rõ nét hơn. Nhân vật Rastignac chẳng hạn. Anh ta chỉ có thể bộc lộ hết tham vọng ngoi lên bằng bất cứ giá nào khi anh ta được cọ xát với nhiều môi trường khác nhau của xã hội tư sản. Mặt khác, sự cọ xát với nhiều môi trường khác nhau sẽ chỉ ra sự biết chuyển trong tính cách của con người đầy dục vọng này. Hay như với nhân vật Nucingen. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm, ta lại càng củng cố cái ấn tượng về một gã chủ nhà băng đầy thủ đoạn trong nghệ thuật kiếm tiền.

Như chúng tôi đã phấn tích về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh ở phần 3.3.1, tác phẩm của Balzac đã xây dựng được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tức là nhân vật của Balzac không chỉ giới hạn ở những cá tính, che lấp hoàn cảnh mà có nét phổ biến và tính cách sống động, luôn ở trong thế phát triển. Tuy nhiên, nếu như nhân vật chỉ xuất hiện trong một tác phẩm, ta thường chỉ thấy sự phát triển tính cách trong một vài hoàn

cảnh nhất định, còn nếu nhân vật xuất hiện trong nhiều tác phẩm thì ta sẽ thấy được sự phát triển của tính cách trong nhiều hoàn cảnh điển hình khác nhau. Tính cách điển hình vì thế mà đây đặn hơn, sức khái quát vì thế mà cao hơn. “Tính cách điển hình là sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao, “là người lạ mà quen” như một ý kiến của Bêlinxki”[40, tr.528]. Đó không chỉ dừng lại ở sự thống nhất giữa tính riêng vả tính chung, vì bất kì sự vật hiện tượng nào cũng thể hiện điều này. Chỉ khi nào cái riêng thật sắc nét và cái chung phải thật khái quát cao, chúng lại phải thống nhất và hài hoà cao độ với nhau thì mới có cái gọi là điển hình. Chính vì vậy, muốn xây dựng được các hình tượng điển hình, nhà văn phải phát hiện những chi tiết cá biệt, độc đáo, không lặp lại để làm nổi bật những nét, những tính cách quan trọng, những quan hệ tiêu biểu trong đời sống. Nhân vật văn học, vì vậy, càng có những nét riêng nổi bật lại càng mang trong mình những thuộc tính chung của đời sống.

Để xây dựng được những nhân vật như vậy, trước hết nhà văn cần phải cá thể hóa, tức là làm sao cho nhân vật manh những đặc điểm khác biệt để phân biệt với nhân vật khác. Trong Tn trò đời, nếu theo dõi một nhân vật nào đó trong nhiều tác phẩm khác nhau ta càng thấy những “nét nổi bật” của anh ta. Bởi vì mỗi lần xuất hiện là một lần anh ta được tác giả “làm mới”. Ta có cảm giác như tác giả đang xoay chuyển nhân vật để quan sát ở nhiều góc độ, và điều này sẽ tạo những ấn tượng rất riêng nơi người đọc trong việc phân biệt nhân vật này với nhân vật khác. Đọc lần lượt toàn bộ Tn trò đời rồi tổng hợp lại, chúng ta sẽ thấy cũng là những chàng trai từ tỉnh lẻ lên Paris mang theo tham vọng lớn nhưng Rastignac khác Lucien, cũng là nhà báo nhưng Lousteau khác xa Ranal Nathan, cũng là nhà tư tưởng cách mạng nhưng Daniel D’Ather khác Michel Chrestien, cũng là chủ nhân hàng nhưng Nucingen khác Du Tilet, cũng là luật sư như Derville khác Joseph Lebas v.v…Tất nhiên, với ngòi bút độc đáo thì chỉ cần xuất hiện một lần thì cái nét riêng của nhân vật cũng đã bộc

lộ, nhưng nếu xuất hiện nhiều lần, chắc chắn hiệu quả của nó sẽ được hỗ trợ rất nhiều.

Tuy nhiên, mục đích của tác giả không phải chỉ dừng lại ở việc miêu tả những cá nhân cụ thể với những nét riêng của họ mà là nhằm khái quát hóa để làm sao cho hình tượng mang trong mình những nét quan trọng nhất, bản chất nhất của đời sống. Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật chính là một thủ pháp khái quát hóa rất hiệu quả. Bởi vì, qua nhiều lần xuất hiện như vậy, cái tính cách của nhân vật đươc nhắc đi nhắc lại, được nhấn mạnh, khắc sâu làm cho nó trở thành cực kỳ sâu sắc và để lại một ấn tượng đến mức ám ảnh người đọc.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)