Một số nhân vật tái xuất hiện tiêu biểu 1 Loại nhân vật trước sau vẫ n là chính di ệ n.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 64 - 67)

Bọn tham tàn, hãnh tiến, lũ bất nhân, cơ hội nhan nhản trong Tn trò

đời khiến các nhà nghiên cứu tư sản la ó “không có nhân vật nào làm ta đỡ mỏi mắt”. Quả là dưới ngòi bút của Balzac, bức tranh xã hội có màu sắc u ám, bởi theo Balzac thì “sử học bị Sự Thật, các mụ hư hỏng, độc ác ấy, kề nắm

đấm vào cổ họng, buộc phải nói”[50, tr.341]. Tuy nhiên trên cái nền đen tối ấy vẫn có những điểm sáng, mặc dù thưa thớt và chưa đủ rực rỡ để chọc thủng màn đêm dày đặc song vẫn làm rạng lên được những hy vọng. Điều này khiến

Tn trò đời khác bức tranh nhờ nhờ một màu xám xỉn, đơn điệu và buồn tẻ

đến tê tái mà Flaubert dựng lên sau này. Trong Li m đầu cho công trình của mình, Balzac đã liệt kê những nhân vật “đức hạnh” của ông. Mặc dù xung quanh các nhân vật này có những điểm đáng bàn, bởi chính quan niệm của tác giả về vấn đề này cũng còn những vấn đề cần xem xét, nhưng qua đó cũng phần nào bộc lộ trực tiếp lí tưởng thẩm mỹ của Balzac, đồng thời có thể thấy khá rõ cái nhìn sáng suốt, tỉnh táo, những thiện cảm dân chủ, tiến bộ, phối hợp với những ảo tưởng lẫn trong những điều bảo thủ, lạc hậu.

Là nhà sáng tạo, Balzac trước hết rất khâm phục và yêu quý những người tìm tòi cỡ lớn, và trong đó có nhiều nhân vật tái xuất hiện: David Séchard – nhà nghiên cứu, Louis Lambert – nhà tư tưởng, Michel Chrestien – nhà cách mạng …, dù họ có thể khác nhau về lĩnh vực hoạt động hay về nguồn gốc xuất thân thì đều thống nhất ở khát vọng mãnh liệt nhận thức và sáng tạo, một trong những đam mê, dục vọng cao quý nhất, theo Balzac. Với khát vọng chủ đạo sục sôi, vũ bão, họ thường chết trong khi đấu tranh chống lại các trở lực, hoặc do xã hội đặt ra trước họ hay tiềm ẩn ngay trong bản thân quá trình nhận thức và sáng tạo, hoặc do những lầm lẫn bi kịch của họ, hoặc do tất cả nguyên nhân trên cộng lại. Balzac cũng quan tâm đến các nhà khoa học nên trong Tn trò đời đa số nhân vật tái xuất hiện tích cực là các nhà khoa học. Họ là những kỹ sư, thầy thuốc, những nhà thực hành hay phát minh chân chính, khiêm tốn và vô tư, nghị lực và tài năng. Trải qua bao thử thách nghiệt ngã của đời sống xã hội họ vẫn nuôi dưỡng những khát vọng mãnh liệt của mình dù cuối cùng đều dẫn đến bi kịch.

Điều đáng chú ý là ở loại nhân vật này, dù xuất thân ở tầng lớp nào, họ đều có những nét hoặc xa lạ hoặc đối lập với môi trường tư sản, bằng lao động

trí óc hay tay chân, bằng tình cảm, bằng phẩm chất đạo đức của họ. Với họ, đồng tiền mất hẳn vai trò “thần tượng”, họ có thể cần đến nó, có thể khốn đốn vì nó nhưng nó hoàn toàn không phải mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích lớn lao. Balzac cũng từng nói qua lời luật sư Derville trong Đại tá

Chabert: “Tôi tin rằng một trong những đặc tính của Đạo đức, đó chính là

không có sở hữu tài sản”[51, tr.58]. Bởi vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy rằng nhà văn thường đi tìm những nhân vật chính diện trong lớp người không có tài sản, với kiểu nhân vật tái xuất hiện đó là Bianchon, Chrestien …, họ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực tinh thần.

Thông qua những nhân vật như Michel Chrestien, Horace Bianchon, Balzac thể hiện sự thừa nhận những lý tưởng mà cách mạng tư sản 1789 đưa ra. Ông không đặt nó thành vấn đề tranh luận lại, bàn cãi hay bổ sung như một số nhà văn khác. Cái lý tưởng cao cả ấy của một thời đã đi qua không trở lại ấy đã tồn tại ở Balzac trong những hình tượng nhân vật dù xuất hiện trong tác phẩm nào thì vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Trước sau họ vẫn là là những hình tượng “đức hạnh”, đẹp đẽ.

Đi khảo sát các tác phẩm của Balzac đã được dịch sang tiếng Việt, ta thấy nhân vật chính diện hầu như không bao giờ là nhân vật chính. Có nhà nghiên cứu đã quy cho nguyên nhân là sự hạn chế trong tư tưởng và động cơ sáng tác của Balzac, coi đây là một sự thất bại. Tuy nhiên, thực ra, đối chiếu với cuộc đời thực lúc bấy giờ, cái tiến bộ, tích cực lúc này hoặc là mới manh nha, hoặc là đang ở thế bị áp đảo bởi bao điều xấu xa, tội lỗi của xã hội tư sản đang phát triển mạnh mẽ – họ khó mà có được một vai trò lớn hơn.

Cũng cần hiểu thêm rằng, “cái đẹp” ở Balzac luôn luôn đi liền với “cái thật”. Balzac từng coi cái thật như là một niềm hứng thú cáo cả nhất, không vì một đạo lý nào mà bóp méo những nhân vật của mình đi cả. Ông từng nói: “Chúng ta đang ở trong một thế kỷ đầy tính chất “văn xuôi” buộc người ta phải gọi sự vật đúng với cái tên của nó”[27, tr.23], và “những nhân vật tiểu

thuyết không thể là những người đột xuất”[26, tr.52]. Bởi thế, nhân vật chính diện không thể bị lý tưởng hóa. Với lương tâm nghề nghiệp, Balzac miêu tả trung thực, không bỏ sót cả những thói hư tật xấu của nhân vật chính diện. Đó là lý do mà trong rất nhiều nhân vật chính diện được tái xuất hiện hầu như không có một nhân vật nào thực sự là nhân vật lý tưởng. Tuy nhiên một thực tế là loại nhân vật này thường không thật gây ấn tượng mạnh mẽ như loại nhân vật phản diện hay lưỡng diện, bản thân sức mạnh của họ trong các tác phẩm cũng dường như bị che sau những nhân vật kia. Rõ ràng trong Lão Goriot, Rastignac có sự tiếp xúc với cả hai nhân vật: Vautrin và Bianchon, nhưng càng về sau thì anh ta càng ngả về phía Vautrin. Mặt khác, những nhân vật chính diện trong Tn trò đời lại mang hơi hướng của chủ nghĩa lãng mạn, tức là thiếu tính chân thực. Ngòi bút tác giả khi miêu tả những nhân vật này thường ít gây cảm giác thực cho chúng ta. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong cái xã hội đầy rẫy những tội ác như xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX thì việc có những nhân vật suốt cuộc đời mình vẫn giữ được những phẩm chất cao quý, tức là anh ta mãi mãi đứng trên hoàn cảnh là điều rất “lãng mạn”.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)