Pho lịch sử về trái tim con người.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 48 - 51)

Balzac luôn khẳng định nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với thế giới hiện thực. Ông rất khâm phục Walter Scott chính vì nhà văn tiền bối này đã lấy chất liệu sáng tác từ cuộc sống. Nhưng, nhà văn không thể dừng lại ở việc miêu tả hiện thực mà phải “nắm bắt được ý nghĩa dấu trong khối tập hợp mênh mông những gương mặt, những dục vọng và biến cố”[3, tr.41]. Tức là tác phẩm phải đi sâu thể hiện thế giới bên trong, vì vậy Tn trò đời vừa là “thiên lịch sử phong tục” đồng thời là “lịch sử trái tim con người”.

Theo Balzac, xã hội dân chủ tư sản thế kỷ XIX không giống thời cổ, xung đột ẩn dưới chiều sâu, nghệ sĩ phải có con mắt tinh tường để khám phá những sắc thái tế nhị và phức tạp, tức là Balzac tiếp nối Walter Scott chứ không lặp lại. Gobseck phơi bày ra ánh sáng hoạt động và quyền lực của “vị chúa tể thầm lặng” thống trị Paris, gã Do Thái ẩn mình trong gian phòng nhỏ tối tăm để nghiền ngẫm, chứng kiến và thực hiện triết lí về sức mạnh của đồng tiền. Ca hiu mèo – chơi – chơi bóng, Người đàn bà tui ba mươi, Đại tá

Chabert, Eugénie Granđet, Lão Goriot v.v… phát hiện những bi kịch âm

thầm trong gia đình, những tình cảm kinh khủng “mà kẻ gây ra cũng che giấu

kĩ như người chịu đựng”. Các câu chuyện của Tn trò đời thực chất là các câu chuyện về số phận của những cá nhân con người, có điều đó là những số phận điển hình cho một tầng lớp người, một giai cấp. Đó cũng là sự trăn trở của nhà văn về những sa sút ngày càng trầm trọng trong đời sống tầng lớp quý tộc phong kiến, sự ích kỷ, vô liêm sỉ của giai cấp tư sản, sự “vỡ mộng” của bao nhiêu người vào những giá trị đạo đức, nhân văn …

Như vậy, trong khi khảo sát thực tế qua các cảnh đời, Balzac không dừng lại ở việc quan sát các sự kiện, mà trên góc độ xã hội, nhà văn phân tích, lí giải các sự kiện qua việc quan sát nguyên nhân để nêu ra những động lực thúc đẩy sự phát triển của thực tế lịch sử thời đại, của trái tim nhân loại qua các mối quan hệ xã hội. Trên cơ sở những ngẫu nhiên, muôn hình muôn trạng, của “lịch sử phong tục”, Balzac khái quát nên thành những quy luật của sự vận động. Để đạt được mục đích này, ông đã đặt ra nhiệm vụ “cần nghiên cứu những lí do (…), cần nắm bắt ý nghĩa ẩn giấu của cái tập hợp mênh mông những khuôn mặt, những ham mê và những biến cố. Cuối cùng, sau khi tìm kiếm, chứ không phải tìm thấy, cái lý do ấy, cái động lực xã hội ấy, phải chăng cần suy ngẫm về những nguyên tắc tự nhiên và phải xem cái xã hội ấy tách xa hoặc nhích gần nguyên tắc vĩnh cửa, cái thật, cái đẹp ở chỗ nào hay sao? … Xã hội được họa nên như vậy, ắt phải mang trong bản thân nó nguyên nhân sự vận động của nó”[3, tr.42-43].

Ở Balzac, ảo giác là một năng lực đặc biệt khiến ông trở thành nhà thấu thị, khiến ông có nhãn quan thứ hai. Chính khả năng này giúp ông nắm bắt không phải cái vỏ bề ngoài, không phải những cái tầm thường mà là những cái điển hình sâu sắc. Ông không thích những cái gì bàng bạc, chóng quên, dễ dãi mà ông thích dồn tụ vào những điểm xoáy, ở đó nhân vật của ông được kết tinh, có tính cách mạnh mẽ. Từ đó, ông tạo dựng thế giới những con người luôn mang trong mình một dục vọng mãnh liệt, tạo nên thế giới những nhân vật cuồng si …

Như vậy, Tn trò đời không phải là sự phản ánh đơn thuần bộ mặt xã hội mà là sự thấu hiểu bản chất của nó. Trong thời buổi mà nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, cái tốt ít hơn cái xấu thì “tìm đâu ra nhân vật đức hạnh”. Có điều, không phải ở số lượng ít hay nhiều những con người tốt hay xấu mà ở chỗ Balzac đã để lại dưới ngòi bút của mình điều gì. Có lẽ đó là tiếng đau thương thoát ra từ sự phẫn nộ trước bức tranh hiện thực ảm đạm đương thời? Và nếu thế, Tn trò đời trở thành bản cáo trạng đầy đủ, sâu sắc, đanh thép với cái xã hội hiện hành.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)