Tái hiện một thế giới “đang bước đi”.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 112 - 116)

Trong Li m đầu cho Tn trò đời năm 1842, Balzac đã nêu một quan điểm có tính chất chỉ đạo toàn bộ quá trình sáng tác của mình là trong khi tái

hiện cuộc sống một cách tổng hợp, ông phải tìm cho ra “cái nguyên cớ, cái động lực xã hội”, bởi vì “xã hội được họa lên như vậy, ắt phải mang trong bản thân nó nguyên nhân sự vận động đó”[3, tr.43]. Những lời giới thiệu rải rác cho từng tác phẩm khi được xuất bản riêng lẻ cũng làm cho chúng ta ngạc nhiên về ý thức sáng suốt của Balzac về việc tái hiện cuộc sống trong tính vận động, trong quy luật tất yếu của nó. Giới thiệu cho Phòng c vt năm 1839, Balzac đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ trung tâm là viết “lịch sử của một xã hội đang hành động”, “một hiện tại đang bước đi”. Sự vận động ấy có thể không phù hợp với quyền lợi và tình cảm của Balzac, nhất là khoảng những năm 1840, khi ông đang mong ước đạt được sự giàu sang, của cải bằng mối nhân duyên với phu nhân Hanska. Song là nhà bác học về lịch sử, về xã hội, Balzac trong lời đề tặng tiểu thuyết Nông dân cho một nhà khoa học vẫn viết rằng: “Tôi nghiên cứu bước đi của thời đại, và tôi xuất bản tác phẩm này”[27, tr.25]. Tiếp xúc với các tác phẩm của Balzac, ta có cảm giác như đang đứng trước một sự vận động không ngừng của đời sống, bởi đại đa số nhân vật thường không chết đi mà sau khi bước ra khỏi tác phẩm này, anh ta lại bước vào một tác phẩm khác, giống như một con người cứ bước từ căn phòng này sang căn phòng khác của cùng một ngôi nhà. Chính vì vậy, trước mắt ta, nhân vật luôn đang vận động, đang tiến bước theo cái sự “bước đi” của cuộc sống. Chính đội quân các nhân vật được tái hiện đã làm cho thế giới Tn trò đời

sống dậy, tạo ra những liên hệ và tạo ra những cốt truyện đa tuyến. Đội quân này hoạt động theo nguyên tắc chỉ có tiến không có lùi, không khoan nhượng. Bởi lẽ tất cả đều đang đứng chêng vênh trên bờ vực thẳm. Lùi lại là tự tiêu diệt và bị tiêu diệt.

Hơn năm trăm nhân vật được tái xuất hiện trong tác phẩm của Balzac chẳng khác gì một đại quân đang rầm rộ tiến quân trên quảng trường, trên các đại lộ, vào các phòng khách, các căn gác trọ, rồi tỏa về các tỉnh lẻ, thậm chí vượt biên giới nước Pháp sang những miền xa xôi như Ấn Độ, Trung Hoa, Ai

Cập, Sibérie v.v…Đại quân đó có xuất phát điểm chính là căn phòng trọ của mụ Vauquer trong Lão Goriot. Có thể nói, tất cả các nhân vật trong tác phẩm đầu tiên sử dụng thủ pháp tái xuất hiện nhân vật này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến cái quán trọ tồi tàn kia. Nếu gọi Lão Goriot có vai trò như điểm gặp gỡ, giao thoa, như những cái ngã ba, ngã tư trong xã hội Tn trò đời

thì quán trọ Vauquer chính là hợp điểm của cái ngã ba đường này. Ở đây, các nhân vật hiện ra rồi biến mất: gặp mặt, chia tay, lui tới, qua lại với đủ gương mặt, đủ hạng người. Tính chất động đó của các ngã ba đường góp phần dựng lại hình ảnh dòng chảy cuộc đời, minh hoạ cho sự vận động không ngừng của xã hội. Do đó không gian quán trọ Vauquer trở thành một không gian nghệ thuật quan trọng nơi các nhân vật sẽ lộ ra qua các vai diễn của mình. Và vì vậy việc miêu tả cái quán trọ này ngoài ý nghĩa định vị cho các sự kiện của một tiểu thuyết cụ thể, còn là cánh cửa mở cho phép chúng ta thâm nhập vào xã hội

Tn trò đời.

Từ Lão Goriot, các nhân vật sẽ bước sang các tác phẩm khác, cứ như

thế, nó tạo nên một Tn trò đời với nhiều mối quan hệ phức tạp, đa dạng và trong thế chuyển động không ngừng. Cuộc sống của các nhân vật trong từng tác phẩmriêng rẽ không kết thúc cùng với sự kết thúc xung đột mà còn tiếp tục với nhiều thắng lợi hay thất bại, nhiều niềm vui hay nỗi buồn. Bởi vì cuộc sống xã hội vẫn tiếp diễn, mâu thuẫn và đấu tranh vẫn tiếp diễn, xung đột được giải quyết ở trường hợp này, bộ phận này lại bùng nổ ở trường hợp khác, bộ phận khác. Nhân vật là một thành viên của xã hội, sự kết thúc những xung đột riêng tư không hề chấm dứt xung đột ở quy mô toàn xã hội. Mà sự vận động của xã hội là sự thay thế liên tục nhau những xung đột được giải quyết. Sự tiếp nối các xung đột thông qua thủ pháp tái xuất hiện nhân vật như thế tạo nên một dòng chảy không ngừng, không đầu, không cuối của cuộc sống, tạo ra dòng đời bất tận.

Vì vậy, xét trong từng tác phẩm riêng rẽ, mỗi tác phẩm đều có một dung lượng nhất định, đều có mở đầu và kết thúc của nó. Song số phận của các nhân vật thì chưa thể hoàn tất, bởi anh ta vừa đi ra từ tác phẩm này nhưng lát sau ta lại thấy bước vào một tác phẩm khác. Kết thúc Lão Goriot là chi tiết Rastignac sau khi nguyền rủa gay gắt hai cô con gái Goriot tàn nhẫn với cha, đứng nơi nghĩa trang Père – Lachaise nhìn về Paris kèm theo lời thách thức “Bây giờ còn mày với ta!” nhưng thực chất đó là một sự thỏa hiệp. Vì ngay sau đó anh ta trở về phòng trọ, đóng bộ bảnh bao vào và đến dự tiệc tại nhà Delphine. Ở đó, anh ta bắt đầu một cuộc sống mới. Để rồi sau đó anh ta lại từ đây mà bước vào những cảnh đời khác, những môi trường khác.

Sự xuất hiện trở đi trở lại của các nhân vật, như trên đã nói, tạo nên những số phận hoàn chỉnh. Vì vậy, muốn biết quá khứ của họ như thế nào, tương lai ra làm sao, chúng ta phải theo dõi trong những tác phẩm trước và sau đó. Cứ thế cuộc đời nhân vật “trôi” từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, liên tục, không nghỉ. Và chúng ta cũng sẽ thấy hiện lên những số phận rất cụ thể nếu chúng ta sắp xếp các tác phẩm theo một trình tự nhất định, như trường hợp Éugene de Rastignac đã đề cập ở trên đây.

Đã có người nhận định rất xác đáng rằng Tn trò đời đã tái hiện lịch sử nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX chính xác đến từng năm một. Quả đúng như vậy nếu như chúng ta chịu khó khảo sát thời gian mà tác giả miêu tả trong toàn bộ các tác phẩm của mình. Không tính đến vài ba tác phẩm viết về những sự kiện xảy ra trước cách mạng tư sản như Thuc trường sinh, Jésus – Christ

Flandre, Kit tác không người biết đến, các tác phẩm trong Tn trò đời đã

miêu tả hết sức chi tiết và liền mạch lịch sử nước Pháp từ 1792 đến 1845. Không theo tình tự xuất bản của mà theo thời gian được thể hiện trong các tác phẩm ta sẽ thấy điều này: Cô gái xua cá miêu tả khoảng thời gian từ 1792 đến 1839, Nhng người Chouans miêu tả thời điểm 1799, Thù truyn kiếp miêu tả thời gian từ 1800 đến 1815, Gobseck miêu tả thời gian 1806 đến 1830,

Bông hu trong thung miêu tả thời gian từ 1809 đến 1823, Đi tìm tuyt đối

miêu tả thời gian 1812 đến 1824, Đại tá Chabert miêu tả thời gian 1814 – 1840, Lão Goriot miêu tả thời gian 1819 – 1820, o tưởng tiêu tan miêu tả thời gian 1819 – 1825, L cu hn ca k vô thn miêu tả thời gian 1821 – 1824, Phòng c vt miêu tả thời gian 1822 – 1824, Vinh và nhc ca k n

miêu tả thời gian 1824 – 1830, Eugéne Grandet miêu tả thời gian 1819 – 1833, Mt trái ca lch s hin đại miêu tả thời gian 1809 – 1836, Cô nhân

tình h miêu tả thời gian 1835 – 1842, Anh h Pons miêu tả thời gian 1844 –

1845 v.v…

Tất nhiên, để tạo cảm giác như ta đang đứng trước cuộc đời thực luôn trong tư thế vận động, ngoài thủ pháp tái xuất hiện nhân vật còn có sự hỗ trợ đắc lực của những yếu tố khác: tác giả chủ yếu miêu tả nước Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX, trong đó thời gian được kể trong tác phẩm thường rất gần với thời gian xuất hiện tác phẩm; những tác phẩm của Balzac luôn tắm trong không khí hiện tại bởi bóng dáng của “Đấng Quyền lực vạn năng”, “vị thần tiền hiện đại duy nhất, mà người ta tín ngưỡng, thần Tiền”[50, tr.350] xuất hiện dày đặc trong các tác phẩm; tác giả đề cập đến những lực lượng có vai trò thúc đẩy sự vận động của xã hội v.v…Nhưng việc cho các nhân vật xuất hiện tuần tự qua các tác phẩm đã tạo cho người đọc một cảm giác rất thật về một cuộc đời đang luôn luôn vận động không ngừng.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)