Tái hiện lịch sử của dục vọng, lịch sử của trái tim.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 110 - 112)

Theo Balzac, người nghệ sĩ không thể dừng lại ở việc miêu tả hiện tượng mà phải hiểu thấu bản chất của điều mà mình miêu tả, phải “nắm bắt được ý nghĩa ẩn dấu trong khối tập hợp mênh mang những gương mặt, những dục vọng và biến cố”[3, tr41], để tìm cho ra được “động lực xã hội”. Nói cách khác, Balzac luôn nhìn nhân vật của mình trong một quá trình lịch sử của nó: có quá khứ, có hiện tại và cả tương lai.

Nhà nghiên cứu André Mourois trong Prométhée on Lavie de Balzac

năm 1965 thật sâu sắc khi đánh giá rằng thủ pháp tái xuất hiện nhân vật của Balzac đã làm cho các nhân vật này ngoài có ba chiều không gian như thế giới thực còn có thêm một chiều thứ tư là chiều sâu thời gian. Tức là tạo cho nhân vật một lịch sử của nó với các giai đoạn nhất định. Phải theo dõi Vautrin qua nhiều tác phẩm mới thấy được quá trình tên tội phạm trở thành người của pháp luật, trong một xã hội đầy rẫy tội ác như thế nào. Phải theo dõi Rastignac trong

hơn hai mươi tác phẩm ta mới thấy hết được quá trình từ chàng thanh niên nghèo tỉnh lẻ lên Paris trọ học trở thành một gã tư sản đầu sỏ trong một xã hội đầy dục vọng cuồng si. Bằng cách cho nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm như thế, Balzac đã làm cho nhân vật thoát khỏi tính ngẫu nhiên để đạt đến tính quy luật khách quan. Và như thế, nhà văn không dừng lại ở việc miêu tả hiện tượng mà phải hiểu thấu bản chất của điều được miêu tả. Tức là ông không chỉ thấy được hiện trạng của vấn đề mà còn tìm ra được nguyên nhân, động lực và chiều hướng phát triển của nó. Có nghĩa, Balzac đã thể hiện được “lịch sử phong tục” và đồng thời là “lịch sử trái tim”.

Balzac từng viết: “Công trình của tôi tiến hành đây sẽ có chiều dài của lịch sử, tôi phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân hãy còn bị che dấu, những nguyên lý và đạo lý của nó”[26, tr.55]. Điều này, bên cạnh là tư tưởng chính chi phối việc phân chia Tn trò đời ra thành các phần, các cảnh đời khác nhau: phần trình bày các hiện tượng xã hội, phần tìm nguyên nhân cho những hiện tượng này và phần đề ra nguyên lý cho những sự vận động, còn chi phối việc miêu tả từng số phận, từng tính cách cụ thể.

Khi tiếp xúc với tác phẩm của Balzac, một hiện tượng rất phổ biến là đọc tác phẩm này chúng ta luôn bị ràng buộc bởi rất nhiều tác phẩm khác đã đọc trước đó. Điều này xuất phát ở chỗ, từ tác phẩm thứ hai nhất định nào đó ta sẽ gặp không ít nhân vật mà ta đã gặp trong tác phẩm thứ nhất, cứ thế càng về sau càng có nhiều nhân vật như vậy và số lần xuất hiện cũng không ngừng tăng lên. Cho đến tác phẩm cuối cùng thì anh ta sẽ có cả một bản lý lịch rất dài, rất chi tiết, đủ các thông tin về số phận, ngoại hình, tính cách, tư tưởng, tình cảm .v.v…Đọc Ngh viên min Arcis, mỗi khi Rastignac xuất hiện ta lại nhớ đến hình tượng này trong Lão Goriot, Lut đình ch, Nhà ngân hàng

Nucingen …Đọc Vinh và nhc ca k n, với Rubempré, ta không thể không

liên tưởng đến anh ta trong o tưởng tiêu tan.

Mỗi lần xuất hiện của nhân vật qua các tác phẩm khác nhau thường phản ánh một thời gian nào đó trong toàn bộ cuộc đời của anh ta. Tuyệt đại đa số nhân vật của Balzac không bao giờ được thể hiện hoàn toàn trong một tác phẩm độc lập nào: Rastignac, Lucien Chardon, Valentin de Raphael, Nucingen, Vautrin, Bianchon v.v…Có điều cũng cần lưu ý là thời gian miêu tả cuộc đời nhân vật không phải lúc nào cũng tuyến tính với thứ tự xuất hiện của tác phẩm. Có nhiều trường hợp tác phẩm xuất hiện sau nhưng lại miêu tả quãng đời trước của nhân vật so với tác phẩm ra đời trước, như trường hợp Valentin de Raphael đã đề cập ở trên.

Với nhân vật tái xuất hiện, cuộc sống của nhân vật không kết thúc cùng với sự kết thúc của các xung đột mà sẽ còn tiếp tục với nhiều thắng lợi hay thất bại trong tương lai, nhiều niềm vui hay nỗi buồn. Bởi vì cuộc sống xã hội vẫn tiếp diễn, mâu thuẫn và đấu tranh vẫn tiếp diễn, xung đột được giải quyết ở trường hợp này, bộ phận này, lại bùng nổ ở trường hợp khác, bộ phận khác. Nhân vật là một thành viên của xã hội, sự kết thúc những xung đột riêng tư không hề chấm dứt xung đột ở quy mô toàn xã hội.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)