Lỗi về tìm hiểu và phân tích đề của HS

Một phần của tài liệu TỪ THỰC TẾ VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SỬA LỖI VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN (Trang 52 - 53)

Tìm hiểu đề là bước đầu tiên và quan trọng nhất, cĩ tính chất quyết định cho việc xây dựng một bài văn. Vì “Văn nghị luận trong nhà trường khác văn nghị luận ngồi nhà trường ở chỗ, do đặc điểm cần rèn luyện sự mẫu mực “thị phạm” nên các yêu cầu của bài nghị luận được nêu rõ ở đề bài”[42, tr.36] Bài văn nghị luận trong nhà trường phải đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ do đề bài đặt ra.

Đề bài là những “đơn đặt hàng” mà người viết phải tuân theo và những yêu cầu của đề bài sẽ là luận

đề, là ý chính xuyên suốt bài văn vì vậy những lỗi về kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng các ý và hướng triển khai trong cả bài văn. Loại lỗi này thường được thể hiện ở hai dạng chính: Bài viết lạc đề và bài viết khơng xác định đúng trọng tâm của đề.

Một bài văn lạc đề là bài văn cĩ các ý hồn tồn khơng phù hợp, khơng đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và phương pháp nghị luận cần cĩ, một bài văn lạc đề về nguyên tắc sẽ khơng cĩ

điểm. Ví dụ với đề văn nghị luận về truyện cổ tích Tm Cám hoặc An Dương Vương, M Châu – Trng Thy như đã khảo sát ở trên, nếu HS sa vào kể chuyện xem như lạc đề, một số em lại viết những điều khơng hề liên quan đến tác phẩm, cĩ em cả bài văn chỉ kể một câu chuyện trong phim để

minh họa cho quan niệm “ở hiền gặp lành” trong truyện cổ tích Tm Cám mà khơng cĩ câu nào nhắc

đến Tm Cám. Sở dĩ cĩ những bài viết như vậy là vì HS chỉ mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu gì đã vội viết ngay, gặp gì, nhớ gì viết nấy mà khơng biết đề bài yêu cầu gì.

Những bài viết xác định khơng đúng trọng tâm của đề cũng là những bài đáng lẽ phần nội dung chính cần bàn nhiều thì lại nĩi qua loa đại khái, phần phụ lại trở thành phần chính, cĩ thể là do nghèo ý nên các em cứ viết tất cả những điều cĩ liên quan đến tác phẩm hoặc vấn đề cần bàn bạc cho thành bài,

đủ chữ, chính các em cũng khơng biết mình viết gì. Ví dụ khi bàn về nghệ thuật của truyện ngắn Hai

đứa trđa số HS thiên về phân tích nội dung tác phẩm, chưa biết xốy sâu vào vấn đề yêu cầu của đề

bài. Bàn về tầm nhìn và tấm lịng của Phan Châu Trinh trong đoạn trích “Về luân lí xã hội nước ta” HS lại chỉ nĩi về những nội dung mà tác giả nĩi đến trong bài diễn thuyết của mình mà chưa đề cập

đến những yêu cầu của đề bài là nĩi về tấm lịng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh thể hiện qua tác phẩm.

Theo chúng tơi, lỗi về tìm hiểu đề là lỗi lớn nhất mà HS mắc phải trong quá trình làm văn, vì khơng xác định được chính xác những yêu cầu của đề thì cả bài văn xem như khơng cĩ giá trị. Thực tế

khảo sát cũng cho thấy HS rất yếu trong khâu tìm hiểu đề, những thao tác mà chúng ta lưu ý cho HS như: Đọc kĩ đề, chú ý tìm và gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng… xem ra chỉ nằm trên lí thuyết. Cho nên vấn đề quan trọng nhất của kĩ năng tìm hiểu đề là HS phải xác định đúng luận đề của bài nghị luận hay nĩi đúng hơn là phải xác định đúng nội dung vấn đề cần nghị luận, nhận thức đúng vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu làm sáng tỏ. Trên cơ sởđĩ mới giúp HS lập được một dàn ý tốt, tránh dài dịng lan man, lạc đề, xa đề. Xác định đúng yêu cầu về nội dung cũng sẽ cĩ được những phương pháp nghị luận cần thiết và sử dụng đúng phạm vi tư liệu cần cĩ theo yêu cầu của đề. Vì luận đề là ý chính của bài văn, là lời phát biểu chính xác và cơ đọng về tồn bộ nội dung bài viết, là sợi chỉ đỏ

xuyên suốt văn bản, và đĩ cũng là yếu tố liên kết tạo nên sự chặt chẽ, mạch lạc trong nội dung bài văn. Nĩi rộng hơn, luận đề quyết định tính nhất quán, tính hệ thống của tư tưởng trong tồn bài văn. Vì vậy chỉ cần HS rơi vào một trong những lỗi như: lạc đề hoặc lệch đề, xa đề, thì cho dù các em cĩ lập luận chặt chẽ, sắc bén, diễn đạt trong sáng như thế nào đi nữa bài văn vẫn khơng đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu TỪ THỰC TẾ VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SỬA LỖI VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)