II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
a) Yêu cầu công tác quản lý tiêu thụ hàng hóa:
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng hóa và quá trình tiêu thụ hàng hóa đòi hỏi trong công tác quản lý phải đặt ra những yêu cầu nhất định. Nghiệp vụ bán hàng liên quan tới nhiều đối tượng khách hàng, từ những phương thức bán hàng đến những cách thức thanh toán, từng loại hàng hóa, thành phẩm nhất định. Bởi vậy quản lý phải nắm sát yêu cầu sau:
- Nắm bắt theo dõi chặt chẽ phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng, từng loại hàng hóa tiêu thụ, đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn.
- Tính toán xác định đúng kết quả tưng loại hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
b) Một số quy định của tiêu thụ hàng hóa:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá hợp lý của các khoản đã thu được tiền, sẽ thu được tiền trong quá trình bán các sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần thực hiện ở trong kỳ kế toán của doanh nghiệp được xác định bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại do không đảm bảo về quy cách phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế, trừ đi các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu …
Đối với hàng hóa nhận bán ký gửi đại lý, ký gửi theo phương pháp bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.
Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán nhưng về lý do chất lượng, phẩm chất, quy cách … mà người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp nhận, hoặc người mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ này được theo dõi riêng trên TK 531, 532 hoặc 521 để cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần.
Không được hạch toán vào TK 511 các trường hợp sau:
- Trị giá hàng hóa, vật tư, thành phẩm, dịch vụ xuất bên ngoài gia công chế biến thêm.
- Trị giá hàng hóa, vật tư, thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các công ty, tổng công ty với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa xuất đi gửi bán và cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán.
- Doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
c) Nội dung của việc xác định kết quả kinh doanh:
Kết qủa hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một kỳ nhất định. Biểu hiện của kết quả kinh là số lãi ( hay số lỗ).
Nội dung cách xác định kết quả của từng loại hoạt động như sau:
- Kết quả của hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính với chi phí tài chính.
- Kết quả khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác. Cách xác định kết quả kinh doanh như sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ = Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Chiết khấu thương mại + Thuế TTĐB, Thuế XK Kết quả hoạt động SXKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Giá vốn hàng bán bị trả lại - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Kết quả hoạt động tài chính =
Doanh thu hoạt động
tài chính -
Chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt
động khác =
Doanh thu hoạt động
khác -
Chi phí hoạt động khác