Đánh giá hàng hóa.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ Huy Nguyên (Trang 57 - 59)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Đánh giá hàng hóa.

Về nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phản ánh trong kế toán tổng hợp phải được đánh giá theo giá trị thực tế:

+) Đối với hàng hóa nhập kho:

Hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hàng hóa thuê gia công ( như chi phí vận chuyển , bốc dỡ, …).

Hàng hóa mua vào được đánh giá theo trị giá mua bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí thu mua, nếu mà hàng hóa mua vào phải qua quá trình sơ chế để bán thì giá bán thì phải bao gồm giá vốn cộng (+) với chi phí gia công chế biến.

+) Đối với hàng hóa xuất kho:

Giá thực tế của hàng hoa xuất kho có thể được tính theo một trong các phương pháp sau:

* Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này thì số hàng hóa

nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng hóa mua trước sẽ được dùng làm giá thực tế xuất trước như vậy số hàng hóa tồn cuối sẽ là giá thực tế của hàng hóa mua vào sau cùng.

* Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này giả định hàng hóa xuất

kho là những giá vật tư hàng hóa mới mua vào. Do đó hàng hóa tồn kho đầu kỳ lại là hàng hóa cũ nhất. Như vậy thì nếu giá cả có xu hướng giảm thì hàng hóa xuất ra tính theo giá mới xẽ thấp, nhưng nếu giá cả có xu hướng tăng thì hàng hóa xuất ra được tính theo giá mới sẽ tăng. Phương pháp này không phản ánh đúng được tình hình chính xác của kết quả kinh doanh và tình hình biến động của giá cả trong kỳ.

* Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng

xuất kho và đơn giá thực tế hàng hóa của từng lần nhập xuất. Có nghĩa là hàng hóa nhập theo giá nào thì xuất kho theo giá đó không quan tâm đến nhập xuất.

* Phương pháp bình quân: trong phương pháp này thì có ba dạng:

Trị giá hàng hóa xuất kho = Số lượng hàng hóa xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Khi tính đơn giá bình quân có thể sử dung một trong ba dạng sau:

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá này được xác định sau khi kết thực kỳ hạch toán nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán nhưng cách tính đơn giản.

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ =

Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước: Trị giá hàng hóa xuất kho trong kỳ được tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp này đơn giản, dễ tính, đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, nhưng mức độ chính xác không được cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.

Đơn giá bình quân

cuối kỳ trước. =

Giá trị thực tế tồn cuối kỳ trước Số lượng tồn cuối kỳ trước

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp này thì sau mỗi lần nhập hàng hóa thì lại phải tính đơn giá bình quân lại. Phương pháp này vừa phản ánh kịp thời số kiệu kế toán, tình hình biến động của giá cả, nhưng khối lượng công việc quá lớn, tốn nhiều công sức.

Đơn giá bình quân từng lần nhập =

Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế lần nhập kế tiếp Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng lần nhập kế tiếp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ Huy Nguyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w