Nguyên nhân tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 76 - 79)

- Bạo lực về tinh thần: Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là hình thức bạo lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến ở nước ta Những vết

1.2.1.2. Nguyên nhân tệ nạn xã hộ

Tệ nạn xã hội là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong đó có vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Thực tiễn đã chứng minh tệ nạn xã hội làm nhiều người đàn ông đã mất tự chủ và thường giải quyết bất đồng với vợ bằng hành vi bạo lực. Hiện nay tệ uống rượu đang lan tràn khắp mọi miền đất nước. Khi uống rượu say, người đàn ông đã bị ma men điều khiển, thậm chí làm mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và dẫn dắt người đàn ông đến việc vi phạm pháp luật. Rượu không phải là nguyên nhân mới của bạo lực gia đình, song do tính phổ biến của nó nên đã được xếp vào một trong những nguyên nhân hàng đầu và nguy hiểm nhất. Thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy, phần lớn các vụ giết người hoặc đánh người gây thương tích là do hung thủ say xỉn hoặc ở trạng thái

lơ mơ gây ra. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở nước ta có khoảng 60 đến 70% các vụ bạo lực gia đình là do rượu gây nên. Theo kết quả điều tra của HLHPN Việt Nam năm 2001 thì lý do mắng chửi vợ trong năm trước đó do chồng say rượu chiếm 24 - 32% các vụ bạo lực gia đình. Cũng theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển thì 63,7% số người được hỏi cho rằng rượu bia là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bạo lực gia đình, trong đó, Nam Định là 49%; Hà Nội 34%; Thanh Hoá 75%; Quảng Ngãi 69%; Trà Vinh 65%; Đồng Tháp 81,5%...

Cờ bạc cũng là một trong những hành động châm ngòi cho hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nhiều ông chồng đã ham mê cờ bạc mà không hề quan tâm đến gia đình, có bao nhiêu tiền bạc, của cải cũng nướng hết vào cờ bạc, vợ không đưa tiền thì hậu quả mà người vợ này là phải chịu sự trừng phạt của chồng, hay khi thua cờ bạc thì vợ là nơi để những ông chồng vũ phu "trút buồn".

Ngoại tình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Kết quả điều tra gàn đây cho thấy trong tổng số vụ bạo lực gia đình thì có 16% là do ngoại tình. Trong nhiều trường hợp, vì ngoại tình mà người đàn ông tìm cách gây sự với vợ, đẩy người vợ tới những hành vi không mong muốn để rồi hành hung vợ, tạo điều kiện để có thể ly hôn; cũng có trương hợp , do vợ ngoại tình mà người chồng đã hành hung, đánh đập để trả thù, trút cơn giận, dạy bảo vợ...

1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nêu trên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác. Sự cộng hưởng của các nguyên nhân này đã dẫn đến thực trạng bạo lực gia đình đáng báo động ở nước ta hiện nay. Cụ thể :

1.2.2.1. Hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa thực sự hoàn thiện

Đảng và Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Trước đây, khi Việt Nam chưa có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, mà các quy định về phòng chống bạo lực gia

đình nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật. Xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Hơn nữa, các quy định pháp lý trong các văn bản pháp luật này đều dừng lại trước ngưỡng cửa mỗi gia đình bởi cùng một hành động đánh người, nếu xảy ra ở ngoài xã hội giữa những người không có quan hệ gia đình thì những người có trách nhiệm thi hành luật sẽ có biện pháp xử lý ngay, song nếu xảy ra trong gia đình thì hành động này thường bị bỏ qua, để gia đình tự "đóng cửa bảo nhau". Mặt khác, việc thực thi liên quan đến bạo lực gia đình vẫn còn một số bất cập như: chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào chịu trách nhiệm về phòng, chống bạo lực gia đình, thiếu các biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình, biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, thiếu các quy định về giáo dục, cải tạo có hiệu quả với người gây bạo lực gia đình. Khắc phục những hạn chế trên, lần đầu tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành quy định một cách chi tiết về các hành vi bạo lực gia đình, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của công dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức và toàn xã hội cũng như việc xử lý vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng một cách chính xác về phòng, chống bạo lực gia đình cũng như giúp các chủ thể trong xã hội nâng cao trình độ pháp luật, hiểu đúng và rõ hơn về phòng, chống bạo lực gia đình cũng như thế nào là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên để luật này đi vào cuộc sống lại là một điều không dễ dàng. Sau một thời gian có hiệu lực, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng và hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nói chung còn bộc lộ những hạn chế như sau:

- Tính khả thi của Luật còn chưa cao, một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn chung chung, thiếu chế tài nên khó thực hiện trong cuộcsống.

Chẳng hạn khi quy định về các hành vi bạo lực gia đình tại điều 2, mục đ, khoản 1 có hành vi: "cưỡng ép quan hệ tình dục". Thực tế cho thấy, hành vi bạo lực tình dục hiện nay có xảy ra nhưng lại là vấn đề tế nhị, thầm kín theo truyền thống của Việt Nam. Do vậy, nó được coi là chuyện riêng của mỗi gia đình. Hơn nữa rất khó khăn để cơ quan có thẩm quyền xác định được các biểu hiện của hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trong gia đình; khó xác định được căn cứ để xác định một người có hành vi bạo lực tình dục trong gia đình. Cũng tại điều 2,điểm h, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, khi quy định về hành vi

bạo lực gia đình: "Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính". Quy định như vậy sẽ khó khăn cho cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc vì không có thước đo để biết chính xác thế nào là "lao động quá sức".

Hay khi quy định về các biện pháp xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tại khoản 1,điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình : "Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Quy định này còn quá chung chung, thiếu tính răn đe đối với người vi phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)