Kinh nghiệm phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Phi-lip-pin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 58 - 60)

- Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ luôn là hành vi được xác định của con người.

1.6.2.3. Kinh nghiệm phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Phi-lip-pin

Phi - lip -pin là một quốc gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Yếu tố quyết định đến việc phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả chính là Phi-lip-pin đã xây dựng được một hệ thống pháp luật và quy định khá đầy đủ về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo pháp luật của Philipin thì đối tượng của nạn bạo lực gia đình không chỉ là phụ nữ mà luôn gắn liền với một đối tượng yếu thế của xã hội là trẻ em. Các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này như: Luật Gia đình; Luật hình sự và đặc biệt là Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em năm 2004... Luật Chống

bạo hành phụ nữ và trẻ em được Nghị viện Phi-lip-pin thông qua tại kỳ họp thứ 3, khoá 12, năm 2004 đã chỉ ra một cách chi tiết thế nào là "bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em"; các hình thức bạo hành như: bạo hành về thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý và lạm dụng kinh tế... (điều 3); quy định về các hành vi bạo hành với phụ nữ và trẻ em (điều 5). Luật còn quy định các quyền của nạn nhân bạo hành gia đình của phụ nữ và trẻ em như: được đối xử với sự tôn trọng về phẩm giá; được trợ giúp miễn phí; được hưởng các dịch vụ hỗ trợ của Bộ phúc lợi và các cơ quan địa phương; được hưởng mọi sự bồi thường pháp lý và hỗ trợ theo quy định của bộ luật gia đình; được thông báo về các quyền và dịch vụ dành cho mình bao gồm cả quyền được nộp đơn đề nghị ra quyết định bảo vệ; quyền được tạm nghỉ việc...Như vậy, người phụ nữ khi bị là nạn nhân của bạo lực gia đình, họ có rất nhiều quyền và có nhiều cơ chế đảm bảo thực hiện quyền này. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước Phi-lip-pin đối với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như đối với vấn đề bạo lực gia đình. Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả, Luật Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em của Phi-lip-pin còn quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nhất là cơ quan công an và cán bộ y tế trong việc giúp đỡ các nạn nhân cũng như xử lý các vụ vi phạm pháp luật chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Họ phải giúp đỡ nạn nhân về mọi mặt và dưới nhiều hình thức, cả hỗ trợ ngay tức thì cũng như các biện pháp hỗ trợ lâu dài.

Điều đặc biệt, Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em đã quy định về việc hình thành cơ quan có trách nhiệm trong việc chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Tại điều 39 của Luật quy định việc hình thành Hội đồng liên ngành về chống bạo hành với phụ nữ và trẻ em gồm: 1. Cơ quan phúc lợi và phát triển xã hội; Uỷ ban quốc gia về quyền của phụ nữ; 3. Uỷ ban dịch vụ dân sự; 4. Hội đồng chăm sóc trẻ em; 5. Bộ Tư pháp; 6. Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương; 7. Cảnh sát quốc gia; 8. Bộ Y tế; 9. Bộ Giáo dục; 10. Bộ Lao động và việc làm; 11. Cục điều tra quốc gia . Các cơ quan này có nhiệm vụ đưa ra các chương trình và dự án ngăn chặn nạn bạo hành theo thẩm quyền của từng cơ quan, đồng thời thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho nhân viên của họ thích ứng nhanh hơn với nhu cầu của các đối tượng mà họ phục vụ. Hội đồng có nhiệm vụ sẽ giám sát việc thực hiện công tác của các cơ quan nói trên.

Tại Phi-lip-pin, theo quy định của Luật Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em, một Uỷ ban liên ngành về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đẫ được thành lập. ủy ban liên ngành

này được tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất các biện pháp bảo đảm cho việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em, đồng thời ngăn chặn tối đa những thiệt hại về tính mạng, tinh thần và sức khỏe cũng như các thiệt hại khác của nạn nhân nữ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)