Thực trạng vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 64 - 67)

- Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ luôn là hành vi được xác định của con người.

1.1.Thực trạng vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Như một căn bệnh nguy hiểm có trong bất kỳ xã hội nào, bạo lực gia đình trong đó có bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang len lỏi vào mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi gia đình và làm cản trở sự phát triển bình thường của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đã có những cố gắng trong việc điều trị căn bệnh này. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xoá bỏ sự bất bình đẳng giới, bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để người phụ nữ phát triển toàn diện. Với một hệ thống pháp luật cho đến nay có thể nói tương đối đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời đã thực hiện hệ thống các biện pháp thiết thực, tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật bạo lực gia đình vẫn còn rất nghiêm trọng. Nhiều lúc, nhiều nơi, ở nhiều địa phương, trong nhiều gia đình, nhiều người phụ nữ còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, họ còn phải sống trong bạo lực đang hoành hành mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Tiếng kêu cứu của rất nhiều người phụ nữ vang lên, nhiều vụ án đau lòng, thương tâm, gây bức xúc trong xã hội về bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã cho chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Hơn nữa, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng còn có thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm đối với các vụ bạo lực gia đình. Họ chưa làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình, còn bao che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Những người đứng ngoài khi biết có bạo lực gia đình xảy ra thì né tránh, không tố cáo, thậm chí có người còn kích động, xúi giục giúp sức, tạo điều kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Nhiều chủ thể thì lợi dụng tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ để kiếm lời. Từ thực tế đã cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở mức báo động.

Do chưa được sự quan tâm đúng mức và cũng chưa có cơ quan nào của Nhà nước chịu trách nhiệm về phòng, chống bạo lực gia đình cho nên hiện nay chưa có số liệu chính thức về tình hình bạo lực gia đình, tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong cả nước nên chúng ta nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành phố cũng như các báo cáo kết quả nghiên cứu, thực tiễn xét xử của các tổ chức, Toà án các địa phương, cơ quan công an...

Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2 đến 3 ngày có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Năm 2005, gần 40% tội phạm giết người ở Việt Nam có liên quan đến bạo lực gia đình, trong 6 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này vượt quá 30%. Theo thống kê của ngành Toà án, trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1% ). Trên địa bàn Hà Nội, từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2002, trung tâm cảnh sát 113 Hà nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của nạn nhân bị bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây trước đây: 1.484 vụ; Kiên giang 2.005 vụ... Theo báo cáo của Sở Y tế một số tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở An giang có 1.319 bệnh nhân trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết. Theo báo cáo của của công an một huyện vùng miền núi tây Bắc, trong 6 tháng đầu năm 2006, kiểm tra ở 4 trong số 9 xã có đồng bào Mông đã có 24 vụ tự tủ bằng lá ngón làm 11 người chết. Cũng ở các xã này, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 10 đến 20 vụ tự tử bằng lá ngón mà nguyên nhân chính là bị chồng ngược đãi [ ]

Theo báo cáo của Toà án một số tỉnh về thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình: Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An: năm 2006 xét xử 617 vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình (chiếm 53% tổng số vụ ly hôn), năm 2006 số vụ là 686vụ (55%), năm 2007 là 322 vụ (chiếm 55%), năm 2008 là 1051 vụ ly hôn (chiếm 83%) mà tỷ lệ phụ nữ đứng đơn do bị bạo hành là trên 70%[51].

Tại tỉnh Hưng Yên, theo báo cáo của Hội phụ nữ, trong 5 năm từ 2000 đến 2006, số vụ bạo lực gia đình là 627 vụ, trong đó số vụ bạo lực gia đình đã bị xử lý hành chính là 147

vụ, số vụ bị xử lý hình sự là 95 vụ. Theo Toà án nhân dân tỉnh: từ 2001 đến 2005, có 60 vụ hình sự liên quan đến bạo lực gia đình đã đựơc xét xử (riêng năm 2005 có 11 vụ). Các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình là 178 vụ, riêng năm 2005 có 58 vụ [49].

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ năm 2008, tỉnh Long An có 239 vụ bạo lực gia đình được đưa ra xét xử, trong đó có 38 vụ chuyển sang án hình sự, còn lại 355 vụ ly hôn do có hành vi bạo lực gia đình [50].

Theo số liệu thống kê chính thức từ ngành Toà án của thành phố Đà Nẵng, có thể hình dung thực trạng bạo lực gia đình hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đối với phụ nữ là khá nghiêm trọng và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, trong năm 2001 trong số 296 vụ án hôn nhân gia đình thì có 37 vụ liên quan tới bạo lực gia đình, chiếm 15,5% thế nhưng chỉ trong vòng 5 năm, số vụ liên quan đến bạo lực gia đình là 579/ 1980 vụ án hôn nhân gia đình, chiếm tới 29,24% [23],[47].

Theo các kết quả thu thập được về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2003 đến 2005, bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức đa dạng, trong các gia đình có điều kiện xề kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau. Trong số 1.353 vụ được ghi nhận thì có hơn phần nửa (chiếm 58,6%) số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tinh thần (chiếm 26,2%), bạo lực về kinh tế chiếm 13,5% và một tỷ lệ nhỏ về bạo lực tình dục (1,6%). Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong gia đình (chiếm hơn 73%)[52].

Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, trong tổng số 7.372 vụ ly hôn, nguyên nhân do người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ chiếm gần 1/3, Do bị chồng ngược đãi, phụ bạc tỷ lệ đứng đơn trong các vụ xin ly hôn gia tăng, chiếm từ 70 đến 80%. Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2006, đã có gần 1.300 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tìm đến Trung tâm chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - bệnh viện đa khoa Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội cầu cứu xin được che chở, giúp đỡ[48].

Kết quả khảo sát của UBDS, GĐ$ TE Hà Nội: năm 2006 tại 5 quận, huyện của thành phố cho thấy có tới 362 người (chiếm 60,2% số người được hỏi) trả lời rằng có tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trong khu dân cư và 75,9% tổng số người được hỏi cho rằng đã từng chứng kiến cảnh phụ nữ, trẻ em bị đánh đập hoặc bị nhục mạ.

Theo báo cáo của Sở Y tế vùng Đồng bằng Sông cửu long năm 2005, có 1.319 bệnh nhân phải nhập viện do bạo lực gia đình, trong đó có hơn 100 người tự tử, 30 người chết.

Theo các kết quả điều tra cũng như thực tiễn xét xử của Toà án địa phương thì trong số các vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, chủ yếu là các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới các hình thức bạo lực cụ thể:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 64 - 67)